5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Hành vi của người thực hiện chuyến đi
2.1.3 Hành vi người thực hiện chuyến đi trên quan điểm kinh tế
Theo quan điểm kinh tế, người thực hiện chuyến đi sẽ quyết định hành vi của mình nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích hay tối đa hóa thỏa dụng của họ khi thực hiện hành vi này.
Thỏa dụng là khái niệm trong kinh tế học dùng để chỉ sự thoải mái, hài lòng, vừa ý của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ [30]. Trong
dụng được hiểu là sự thối mái, hài lịng của người thực hiện chuyến đi khi sử
dụng phương thức vận tải để thực hiện chuyến đi của mình. Về mặt lý thuyết, thỏa dụng là khái niệm khó đo lường, tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể,
người ta có thể sử dụng đơn vị tiền tệ để đánh giá giá trị của thỏa dụng. Trong trường hợp này thỏa dụng của việc sử dụng hàng hóa hay dịch vụ được tính bằng chi phí bằng tiền lớn nhất mà người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra để được sử
dụng hàng hóa hay dịch vụ đó. Như vậy, thỏa dụng là cơng cụ xác định giá trị
cho dịch vụ vận tải được thực hiện bởi một phương thức vận tải nào đó đối với
người thực hiện chuyến đi. Nói chung, người thực hiện chuyến đi xem thỏa dụng xuất phát từ các thuộc tính của các phương thức vận tải hoặc các tập hợp các
phương thức vận tải.
Quy tắc tối đa hóa thỏa dụng phát biểu rằng người thực hiện chuyến đi sẽ
chọn phương thức vận tải từ tập các phương thức vận tải khả thi của người đó sao cho nó tối đa hóa thỏa dụng của họ.
Thỏa dụng được ký hiệu là U.
Khái niệm về thỏa dụng dùng để tóm tắt cách xếp hạng các tập hợp hàng
hóa theo sở thích. Nếu như việc sử dụng xe máy cho chuyến đi làm cho cá nhân thỏa mãn hơn việc sử dụng xe buýt thì thỏa dụng do xe máy đem lại cho người thực hiện chuyến đi lớn hơn thỏa dụng do xe buýt đem lại.
Thỏa dụng có thể xây dựng thành một hàm số theo các nhân tố ảnh hưởng tới nó. Trong trường hợp đơn giản ứng dụng trong vận tải, hàm thỏa dụng có thể xây dựng dựa trên 2 yếu tố là thời gian đi lại (TG) và chi phí cho chuyến đi (CP). Hàm thỏa dụng có thể viết dưới dạng:
) CP , TG ( F U (2. 1)
Thỏa dụng biên là phần thay đổi trong thỏa dụng khi nhân tố ảnh hưởng tới nó thay đổi. Thỏa dụng biên được ký hiệu là MU.
Theo định nghĩa này, ta có thể viết:
TG
dU MU
dTG
(2. 2)
Theo cơng thức này, thỏa dụng biên chính là đạo hàm của thỏa dụng theo thời gian.
Chúng ta có thể biểu diễn sở thích của người thực hiện chuyến đi bằng đồ thị thông qua các đường bàng quan hay còn gọi là đường đồng mức thỏa dụng. Đường bàng quan là đường tập hợp các kết hợp khác nhau về giá trị của các nhân tố ảnh hưởng tạo ra một mức thỏa dụng như nhau cho người thực hiện chuyến đi.
Ở đây chúng ta đang xem xét hai nhân tố ảnh hưởng cơ bản tới thỏa dụng của người thực hiện chuyến đi là thời gian và chi phí. Phương trình của đường bàng quan sẽ có dạng:
0
U F(TG,CP) (2. 3)
Trong đó: U0là một mức thỏa dụng nào đó, chỉ có TG và CP thay đổi để đạt thỏa dụng U0.
Ta có thể vẽ tập hợp các đường bàng quan thể hiện sở thích của người thực hiện chuyến đi như hình 2.3.
Đồ thị chỉ ra 3 đường bàng quan với mức thỏa dụng trên đường bàng
quan U3 lớn hơn mức thỏa dụng trên đường U2 và lớn hơn mức thỏa dụng trên đường bàng quan U1. Hai trạng thái lựa chọn A và B thể hiện hai tập hợp khác nhau về thời gian và chi phí cho chuyến đi được thực hiện bằng hai phương thức vận tải khác nhau, nhưng do cùng nằm trên một đường bàng quan nên hai trạng thái này đem lại một mức thỏa dụng như nhau cho người thực hiện chuyến đi.
TG CP U1 U3 U2 0 TGA CPA A Thỏa dụng tăng TGB CPB B Hình 2. 3 Đường bàng quan
Một điểm cần chú ý khi ứng dụng đường bàng quan trong phân tích lựa chọn của người thực hiện chuyến đi là theo chiều mũi tên trên trục tọa độ thể hiện độ giảm dần ( của thời gian và chi phí ) chứ khơng phải là chiều tăng dần (về số lượng sản phẩm) như khi phân tích tối đa hóa thỏa dụng khi lựa chọn cơ cấu hàng hóa trong tiêu dùng thơng thường.
Độ dốc của đường bàng quan được xác định theo công thức: Độ dốc đường bàng quan = CP
TG
MU MU
(2. 4)
Độ dốc này cho biết giá trị thời gian tăng thêm mà người thực hiện chuyến đi có thể chấp nhận khi chi phí tăng thêm 1 đơn vị mà thỏa dụng không thay đổi.
Chúng ta tiếp tục phân tích ví dụ dưới đây thể thấy được sự lựa chọn của người thực hiện chuyến đi theo quy tắc tối đa hóa thỏa dụng.
Giả sử rằng một người thực hiện chuyến đi chỉ có hai phương án lựa chọn để thực hiện chuyến đi của mình là đi xe máy và đi xe buýt, hai nhân tố
ảnh hưởng tới thỏa dụng của người thực hiện chuyến đi là thời gian đi lại (TG)
và chi phí đi lại (CP). Hàm thỏa dụng đối với hai phương án được cho như sau:
- Đối với xe buýt: B 1 B 2 B U TG CP (2. 5) - Đối với xe máy M 1 M 2 M U TG CP (2. 6)
Giả định đặt ra trong ví dụ này là xe bt có thời gian di chuyển dài hơn
và chi phí thấp hơn so với xe máy. Đối với người thực hiện chuyến đi, việc lựa chọn một phương thức di chuyển phụ thuộc vào sự đánh giá tương đối của người
đó về thời gian và chi phí. Nếu người thực hiện chuyến đi đánh giá thời gian cao
hơn chi phí sẽ có thỏa dụng lớn hơn đối với xe máy; ngược lại, một người đánh
giá thời gian thấp hơn chi phí sẽ có thỏa dụng cao hơn nếu chọn xe buýt. Hai
trường hợp này được minh họa trong Hình 2.4 biểu diễn các giá trị của thời gian
hai kiểu người thực hiện chuyến đi (đối với người thực hiện chuyến đi đánh giá
chi phí cao hơn thời gian thì đường đồng mức thỏa dụng dốc, còn người thực hiện chuyến đi đánh giá thời gian cao hơn chi phí thì đường đồng mức thỏa dụng thoải). Người thực hiện chuyến đi sẽ lựa chọn phương thức nào mang lại thỏa dụng lớn hơn cho họ.
Với hàm thỏa dụng được xây dựng cho từng phương thức vận tải ở trên, đối với mỗi chuyến đi, mỗi thỏa dụng do mỗi loại phương thức vận tải đem lại
cho người thực hiện chuyến đi được mô tả tại 1 điểm trên đồ thị. Người thực hiện chuyến đi sẽ so sánh các phương án mà họ có thể lựa chọn và chọn phương án mang lại thỏa dụng lớn nhất cho họ. Như ví dụ trên, người đánh giá chi phí cao hơn thời gian sẽ lựa chọn xe buýt còn người đánh giá thời gian cao hơn chi phí sẽ lựa chọn xe máy.