Khoảng trống trong nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu dự báo phân bổ nhu cầu đi lại theo phương thức vận tải trong các đô thị Việt Nam (Trang 34 - 39)

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3Khoảng trống trong nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở phân tích về những nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan tới dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải trong đơ thị, có thể thấy rằng hầu hết các nghiên cứu về dự báonhu cầu đi lại trong thời gian gần đây đều sử dụng mơ hình dự báo 4 bước. Đây là mơ hình dự báo mà thực tế đã chứng minh có độ chính xác cao và ổn định hơn so với những mơ hình dự

báo nhu cầu đi lại trực tiếp trước kia.

Nguyên tắc lựa chọn trong mơ hình dự báo là sự kế thừa và phát triển của nguyên tắc tối đa hóa thỏa dụng trong phân tích kinh tế, với tư tưởng cơ bản

là người thực hiện chuyến đi sẽ lựa chọn phương thức vận tải nào để thực hiện chuyến đi của mình sao cho tối đa hóa được thỏa dụng hay lợi ích mà họ có thể đạt được.

Về dạng mơ hình dự báo áp dụng riêng cho bước 3 (bước phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải) trong mơ hình dự báo 4 bước, cũng là nội dung nghiên cứu của đề tài, các nghiên cứu gần đây đều sử dụng mơ hình rời rạc. Trong các mơ hình rời rạc đã được áp dụng trong thực tế dự báo phân bổ nhu cầu đi lại (bao gồm mơ hình xác suất tuyến tính, mơ hình Probit và mơ hình

Logit), do lợi thế về tính đơn giản trong tính tốn, khơng u cầu về điều kiện của yếu tố ngẫu nhiênvà khả năng cho kết quả dự báo với độ chính xác cao hơn

nên mơ hình Logit được đánh giá là phù hợp nhất và được sử dụng phổ biến trong dự báo phân bổ nhu cầu đi lại ở cả Việt Nam và trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Mặc dù mơ hình Logit với nguyên tắc tối đa hóa thỏa dụng được thừa nhận và sử dụng phổ biến trong dự báo phân bổ nhu cầu đi lại trên thế giới, thế nhưng với mỗi quốc gia, với mỗi loại hình đơ thị lại có những đặc thù riêng với số lượng phương thức vận tải khác nhau và tầm quan trọng của các nhân tố ảnh

hưởng tới nhu cầu đi lại cũng khác nhau cho nên mơ hình Logit thường phải được điều chỉnh cho phù hợp với khu vực nghiên cứu. Những điều chỉnh này nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào những đánh giá về khoảng trống xuất hiện trong nghiên cứu.

1.3.2 Khoảng trống trong nghiên cứu

Như vậy, thông qua các nghiên cứu về dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho

các phương thức vận tải trong và ngoài nước tác giả rút ra một số nhận xét sau:

a. Đối với các nghiên cứu ngoài nước

Các nghiên cứu ngoài nước đã nghiên cứu sâu về quy trình dự báo 4 bước nói chung và dự báo phân bổ nhu cầu đi lại nói riêng. Các nghiên cứu này đã làm rõ quy trình dự báo nhu cầu đi lại theo mơ hình bốn bước, đồng thời thông qua các nghiên cứu thực tế để dần hoàn thiện hệ thống lý luận dự báo nhu

cầu đi lại.

Đối với dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải, mỗi cơng trình nghiên đều dựa trên việc phân tích các điều kiện cụ thể của từng lãnh thổ từ đó đưa ra những mơ hình hay điều chỉnh những mơ hình dự báo cho phù hợp. Về lý thuyết các nghiên cứu đều chỉ ra rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hàm thỏa dụng, nhưng trong các nghiên cứu thực tế, đa số các nghiên cứu chỉ tập trung vào hai nhân tố là thời gian và chi phí đi lại mà chưa có minh chứng thực tiễn cho ảnh hưởng của các nhân tố còn lại.

Mặt khác, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có những đặc thù riêng nên những mơ hình nghiên cứu ngồi nước chỉ có giá trị tham khảo chứ khơng thể áp dụng cứng nhắc trong dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tảitrong các đô thị ở Việt Nam.

b. Đối với các nghiên cứu trong nước

Các mơ hình dự báo nhu cầu giao thông đô thị do các chuyên gia nước ngồi xây dựng dự báo tại các đơ thị lớn ở Việt Nam cũng như các mơ hình dự

chuyên gia trong nước tiến hành đều sử dụng phương pháp dự báo bốn bước. Các mơ hình dự báo được xây dựng dựa trên các mơ hình sẵn có và được điều chỉnh các tham số bằng các số liệu khảo sát giao thông [7]. Đối với dự báo phân

bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải, do kế thừa các mơ hình sẵn có đã được nghiên cứu trên thế giới nên trong các nghiên cứu khi xây dựng hàm thỏa dụng các tác giả cũng chỉ nghiên cứu hai yếu tố là thời gian và chi phí đi lại là chủ yếu. Trên thực tế, với điều kiện cụ thể như ở Việt Nam, việc lựa chọn phương thức vận tải cịn có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa, chẳng hạn như thu nhập bình quân của người thực hiện chuyến đi hay cơ hội sử dụng phương tiện vận tải của họ. Đây chính là những yếu tố cần được nghiên cứu sâu hơn.

Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, cả thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều đang dần hình thành các tuyến đường sắt trên cao, tuy nhiên, những nghiên cứu về mơ hình phân bổ nhu cầu đi lại cho cácphương thức vận tải trong điều kiện xuất hiện phương thức vận tải mới chưa nhiều nên vấn đề này cũng cần phải được nghiên cứu sâu và toàn diện hơn.

1.3.3 Hướng nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở những khoảng trống của nghiên cứu đã nêu ở mục 1.3.2,

hướng nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương

thức vận tải của người thực hiện chuyến đi để đánh giá xem ngoài yếu tố thời gian và chi phí, trong điều kiện cụ thể tại các đơ thị ở Việt Nam, cịn những yếu tố nào khác có thể tác động tới việc lựa chọn phương thức vận tải của họ.

- Trên cơ sở phân tích nhân tố ảnh hưởng, xây dựng mơ hình logit dự

báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải hay mơ hình dự báo xác suất lựa chọn phương thức vận tải của người thực hiện chuyến đi trong

điều kiện xuất hiện phương thức vận tải mới là đường sắt trên cao cho thành

phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự khác biệt về hình thức giữa các phương thức vận tải có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn của người thực hiện chuyến đi không?

- Thu nhập bình quân tháng của người thực hiện chuyến đi ảnh hưởng như thế nào tới quyết định lựa chọn phương thức vận tải?

- Tỷ lệ chi phí chuyến đi/thu nhập bình quân tháng của người thực hiện

chuyến đicó ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương thức vận tải của họ hay

không?

- Trên thực tế có những phương thức vận tải mà thời gian ngồi phương tiện rất lớn, vậy đây có phải là trờ ngại đối với người thực hiện chuyến đi khi ra quyết định lựa chọn phương thức vận tải không?

- Sự sẵn có của các phương tiện cá nhân trong mỗi gia đình người thực hiện chuyến điảnhhưởng như thế nào tới quyết định lựa chọn của họ?

- Trong trường hợp xuất hiện phương thức vận tải mới, liệu mơ hình phân bổ nhu cầu đi lai cho cácphương thức vận tải sẽ thay đổi như thế nảo?

Kết luận chương 1

Dự báo nhu cầu đi lại nói chung và dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải ở đơ thị nói riêng (dự báo lựa chọn phương thức vận tải của người thực hiện chuyến đi) là khâu quan trọng trong quá trình quy hoạch giao thơng vận tải đơ thị. Các nghiên cứu về dự báo trong lĩnh vực này có nhiều ở các nước trên thế giới, tuy nhiên mỗi quốc gia lại có những đặc điểm riêng về văn hóa, kinh tế xã hội, hệ thống giao thơng vận tải … do vậy các mơ hình dự báo áp dụng tại các quốc gia khác nhau khó áp dụng lẫn cho nhau. Chính vì vậy, khi nghiên cứu mơ hình dự báo cần phải có những điều chỉnh thích hợp cho từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Để thực hiện được việc xây dựng mơ hình dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải trong các đơ thị ở Việt Nam cần có sự nghiên cứu về các mơ hình đãđược áp dụng trên thế giới và ở chính Việt Nam để từ đó có thể đưa ra được những điều chỉnh, cải tiến mơ hình hay xây dựng mơ hình mới phù hợp.

Chương 1 của luận án tập trung vào nghiên cứu một số cơng trình đã được thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến cơng tác dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải trong đô thị. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra những khoảng trống trong nghiên cứu cịn có thể khai thác trong q trình xây dựng mơ hình dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải trong các đô thị ở Việt Nam và đề xuất hướng nghiên cứu của luận án.

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO PHÂN BỔ NHU CẦU ĐI LẠI CHO CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI TRONG ĐÔ THỊ

Trên cơ sở các phân tích và định hướng nghiên cứu trong chương 1,

trước khi đi sâu vào nghiên cứu mơ hình dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải trong đô thị, chương 2 sẽ làm rõ những cơ sở lý thuyết phục vụ cho quá trình nghiên cứu như lý thuyết về hành vi của người thực hiện chuyến đi và lý thuyết dự báo nhu cầu đi lại.

Trong khuôn khổ luận án này, người thực hiện chuyến đi được hiểu theo nghĩa là người tham gia giao thông, bao gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người đi bộ trên đường bộ [17] và

đơn vị tính nhu cầu đi lại được sử dụng là số “chuyến đi”.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu dự báo phân bổ nhu cầu đi lại theo phương thức vận tải trong các đô thị Việt Nam (Trang 34 - 39)