9. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Nội dung công tác giáo dục phápluật cho học sinh
Một trong những yếu tố quan trọng của quá trình GDPL là nội dung của GDPL được xác định trên cơ sở mục đích, đối tượng GDPL nhằm hình thành cho họ hệ thống tri thức pháp luật, tình cảm, lịng tin và hành động phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
Nội dung của công tác GDPL là sự cụ thể hóa mục đích, nhiệm vụ và đồng thời xuất phát từ nhu cầu đặc điểm của đối tượng GDPL chúng ta có thể chia GDPL theo ba mức độ sau:
Thứ nhất: Mức độ tối thiểu về GDPL, phổ cập cho mọi công dân. Trong giai đoạn hiện nay khi mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật thực hiện các quyền, lợi ích của mình cũng như thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước thì mỗi cơng dân phải có những hiểu biết tối thiểu về pháp luật. Vì vậy, GDPL phổ cập cho công dân nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, giúp họ hình thành những tri thức cơ bản về pháp luật và thói quen xử sự theo pháp luật.
Thứ hai: Mức độ giáo dục theo yêu cầu của ngành nghề là GDPL cho những người hoạt động ở trong những lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau. Ngồi việc giáo dục những khái niệm pháp luật cơ bản, cần GDPL có nội dung liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của đối tượng, các quyền và nghĩa vụ công dân cương lĩnh vực hoạt động của họ và trình tự giải quyết các tranh chấp phổ biến liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp.
Thứ ba: Giáo dục luật chuyên ngành cho những người hành nghề pháp luật. Đây là mức độ cao nhất, được thực hiện nhằm mục đích đào tạo các chuyên gia pháp luật cho bộ máy nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội... Sự hiểu biết của đối tượng này bao gồm những tri thức pháp luật mang tính chuyên sâu về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Giáo dục pháp luật cho HS các trường trung học là giáo dục ý thức về luật pháp cho HS nhằm nâng cao sự hiểu biết của HS về luật pháp, bao gồm các bộ luật cơ bản như: Luật Hình sự, luật Dân sự, luật Hành chính, Luật Hơn nhân và gia đình và pháp lệnh dân số, Luật Giao thơng, Luật phịng, chống ma tuý, Luật cư trú... Bên cạnh đó cần giáo dục cho HS về thái độ và hành vi trong
việc chấp hành pháp luật. Từ đó, giáo dục cho HS về kỹ năng hành vi, thói quen chấp hành pháp luật “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.