9. Cấu trúc luận văn
1.4. Lý luận về quản lý công tác giáo dục phápluật cho học sinh
1.4.5. Quản lý hình thức tổ chức giáo dục phápluật
Quản lý hình thức tổ chức GDPL là hướng dẫn CB-GV xác định, lựa chọn và kết hợp các hình thức tổ chức giáo dục hiệu quả. Những giải pháp cụ thể để đổi mới nội dung, hình thức, tích cực triển khai cơng tác phổ biến, GDPL trong nhà trường nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác này. Hoàn thiện tài liệu giảng dạy các môn học chuyên ngành luật hoặc môn học pháp luật trong nhà trường phù hợp với người học, cấp học. Xây dựng kế hoạch công tác phổ biến, GDPL thông qua các hoạt động ngoại khóa cho HS, gắn hoạt động giảng dạy, học tập pháp luật với rèn luyện kỹ năng cho HS nhằm củng cố kiến thức pháp luật đã học trong chương trình chính khóa.
Hình thức tổ chức GDPL cịn được coi là cách sắp xếp tổ chức các biện pháp sư phạm thích hợp để chuyển tải nội dung GDPL cho HS. Nó phụ thuộc mục đích, nhiệm vụ GDPL, mối quan hệ giữa giáo viên và HS, quan hệ giữa HS - HS với nhau, theo số lượng người học; theo khơng gian diễn ra q trình dạy học; theo cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật.
Hình thức tổ chức giáo dục pháp luật là hoạt động được tổ chức đặc biệt của giáo viên và HS được tiến hành theo một trật tự, một chế độ nhất định. Ở THCS các hình thức tổ chức giáo dục pháp luật được sử dụng gồm: hình thức
giáo dục pháp luật qua việc lên lớp, thực hành môn học, tổ chức thảo luận, tổ chức tự học, giúp đỡ riêng, thông qua các hoạt động ngoại khóa...
Mỗi hình thức tổ chức giáo dục pháp luật đều có ưu nhược điểm khác nhau. Cho nên, khi sử dụng phối hợp hình thức tổ chức giáo dục pháp luật thì ưu điểm của hình thức tổ chức GDPL này sẽ bổ sung cho hình thức tổ chức giáo dục pháp luật kia. Từ đó, tạo nên sức mạnh tổng hợp về sử dụng chúng. Mục đích GDPL, nội dung GDPL, đối tượng GDPL khác nhau thì hình thức tổ chức GDPL cũng khác nhau.
Quản lý hình thức GDPL cho HS trường THCS là quản lý việc tổ chức thực hiện các hình thức GDPL gắn với chỉ đạo việc thực hiện các hình thức GDPL trong thực tiễn…