9. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng công tác giáo dục phápluật cho học sinh các trường
2.3.5. Thực trạng về thực hiện phương pháp giáo dục phápluật cho học sinh
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng GDPL cho học sinh, việc tìm hiểu thực tế ở các trường THCS đã sử dụng các phương pháp GDPL để giáo dục học sinh là vô cùng quan trọng, kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.12. Các phương pháp GDPL cho học sinh ở các trường THCS
TT Phương pháp giáo dục pháp luật
Mức độ áp dụng Thường xun Ít thường xun Khơng áp dụng SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1 Thuyết trình kết hợp vấn đáp tích cực 32 71.1 13 28.9 0 0 2 Đặt tình huống và giải quyết vấn đề 23 51.1 22 48.9 0 0 3 Thảo luận nhóm 25 55.6 20 44.4 0 0 4 Các tình huống giả định 22 48.9 12 26.7 11 24.4 5 Phương pháp khác 9 20.0 11 24.44 25 55.56
Kết quả điều tra trên cho thấy các phương pháp GDPL trong việc dạy GDPL cho học sinh chủ yếu là phương pháp thuyết trình 71.1%, phương pháp đặt tình huống và giải quyết vấn đề 51.1%, thảo luận nhóm 55.6%, các tình huống giả định 48.9% đây là kết quả thực tế mà ta thấy hiện nay các trường vẫn dùng phương pháp truyền thống là thuyết trình, chưa có sự đổi mới và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chưa kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh cũng như chưa đủ sức lơi cuốn học sinh muốn tìm hiểu về pháp luật trong cuộc sống quanh ta. Hơn nữa GDPL nó có vai trò, ý nghĩa quan trọng là giúp học sinh hình thành nhân cách và có kỷ năng vận dụng trong thực tế cuộc sống của các em nhưng kết quả trên lại đánh giá chưa cao về phương pháp giải quyết tình huống cũng như phương pháp trao đổi thảo luận nhóm chưa thường xuyên từ đó ta thấy phương pháp GDPL cho HS ở các trường còn hạn chế. Đây là vấn đề đặt ra chúng ta cần phải thay đổi
phương pháp giảng dạy, để có một màu sắc mới mẻ hơn tránh đi sự khô khan của các điều luật mà các em cảm thấy sợ mà phải áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt, phù hợp từng nội dung và đối tượng học sinh cụ thể thì kết quả GDPL mới thực sự đi vào cuộc sống.