9. Cấu trúc luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục phápluật cho
học sinh các trường trung học cơ sở
1.5.1. Yếu tố khách quan
Công tác GDPL và quản lý GDPL bao giờ cũng diễn ra trong mơi trường khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Vì thế nó chịu ảnh hưởng và sự chi phối của các yếu tố khách quan bên ngoài nhà trường THCS đến hoạt động quản lý GDPL cho HS THCS. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác GDPL cho HS THCS bao gồm:
- Văn bản chỉ đạo từ cấp trên đối với công tác GDPL rất đa dạng, bao gồm các văn bản về phổ biến pháp luật, GDPL, dạy môn giáo dục công dân v.v... từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Văn bản chỉ đạo từ cấp trên là hành lang pháp lý cho công tác quản lý GDPL của hiệu trưởng trong nhà trường THCS.
- Môi trường kinh tế, văn hóa xã hội đối với GDPL có ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý GDPL trong nhà trường. Môi trường được hiểu như nơi diễn ra các hành vi pháp luật của HS nhưng đồng thời cũng là yếu tố chi phối công tác GDPL và quản lý GDPL cho HS. Nếu như nhà quản lý tính được mối quan hệ giữa mơi trường xã hội bên ngồi với cơng tác quản lý GDPL, để từ đó tận dụng ảnh hưởng tích cực xã hội đến cơng tác quản lý GDPL, thì sẽ nâng cao được chất lượng, hiệu quả của công tác GDPL.
- Thái độ từ phía gia đình đối với việc GDPL cho HS có ảnh hưởng quyết định đến cơng tác quản lý GDPL trong nhà trường cơ sở, bởi vì gia đình
là nơi sinh thành, ni dưỡng, giáo dục trực tiếp học sinh THCS. Nếu như gia đình có thái độ tích cực với cơng tác quản lý GDPL thì hiệu quả của cơng tác quản lý GDPL sẽ được nâng cao.
- Ảnh hưởng của các cơ quan chức năng có liên quan đến GDPL cho học sinh (công an, tịa án…). Cơng tác quản lý GDPL khơng chỉ có một chủ thể là nhà trường mà có nhiều chủ thể quản lý phối hợp đứng ở các góc độ khác nhau của xã hội. Vì vậy, tổ chức phối hợp giữa các chủ thể quản lý đó tức là giữa nhà trường với cơ quan chức năng có liên quan đến GDPL và quản lý GDPL thì sẽ nâng cao được hiệu quả GDPL cho HS.
- Sự thống nhất chỉ đạo của các cơ quan đối với cơng tác GDPL cho HS THCS có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả GDPL cho HS. Hiện nay trong xã hội cũng dễ xảy ra sự chỉ đạo không thống nhất dẫn đến hiệu quả GDPL thấp. Vì vậy tăng cường sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan chức năng đối với GDPL sẽ tạo ra hiệu quả cao trong GDPL cho HS.
- Truyền thông và thông tin phổ biến GDPL cho HS. Mọi hành vi pháp luật của học sinh và GDPL của các cơ quan chức năng sẽ có hiệu quả cao nếu như công tác truyền thông và thông tin phổ biến GDPL tốt. Vì vậy cơng tác truyền thơng và thơng tin phổ biến GDPL cho HS có ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý GDPL trong nhà trường.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Đội ngũ giáo viên làm cơng tác GDPL có ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc quản lý hoạt động GDPL, đặc biệt là phẩm chất đạo đức, tư cách tốt, trình độ năng lực của giáo viên làm cơng tác GDPL ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả cơng tác GDPL. Bởi vì giáo viên chính là người quản lý trực tiếp hoạt động GDPL, kết quả công tác GDPL của nhà trường phụ thuộc rất lớn vào kết quả hoạt động của giáo viên, nhiều người chưa được bồi dưỡng thường xuyên.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cơng tác GDPL. Trong q trình giáo dục cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đóng vai trị quan trọng đến chất lượng, kết quả GDPL. Do vậy, các yêu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị cần đạt được:
- Cung cấp đầy đủ tài liệu học tập, phục vụ cho công tác GDPL.
- Thường xuyên đầu tư trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp thiết bị, đáp ứng được nhu cầu công tác GDPL.
Hiện nay việc suy thoái đạo đức cũng như lối sống vô cảm của học sinh, coi thường pháp luật đang đặt vấn đề cho xã hội. Nhiều HS chưa thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu pháp luật, ít quan tâm đến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật, chưa thực hiện được lối sống sống làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Nhiều em bị các phần tử xấu lôi kéo vào các con đường tệ nạn xã hội, coi thường pháp luật.
Nhà trường là một thiết chế xã hội chuyên biệt thực hiện chức năng cơ bản là tái sản xuất sức lao động, phát triển nhân cách con người mà thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau có sự vươn lên phù hợp với xu thế của thời đại nhằm duy trì, phát triển xã hội.
Việc GDPL ở các trường hiện nay còn thiếu sự thống nhất, đồng bộ, chưa chú trọng việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm cho HS. Nhiều trường coi việc giáo dục pháp luật chỉ mang tính đối phó, chưa lơi cuốn HS. Nhiều học sinh vi phạm nội quy nhà trường nhưng chưa được xử lý đúng đắn, chưa nhắc nhở kịp thời, chưa có tính răn đe làm cho nhiều em ỷ lại, sống không tôn trọng nội quy nhà trường, coi thường pháp luật.
Nhà trường cần phát huy sức mạnh tập thể CB-GV-NV các tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên trong nhà trường, một mặt phải lôi cuốn, tổ chức các lực lượng giáo dục khác như gia đình, đồn thể. Như vậy, cần làm cho q trình giáo dục HS khơng chỉ diễn ra ở trong nhà trường mà diễn ra
ở mọi lúc, mọi nơi tạo nên một môi trường giáo dục rộng lớn mang tính cộng đồng.
Tiểu kết chương 1
Cơng tác GDPL hiện nay đóng một vai trị đặc biệt quan trọng và mang tính chiến lược trong sự phát triển bền vững của đất nước nhằm hình thành tri thức, tình cảm và hành vi pháp luật tích cực cho hoạt động thực tiễn của con người. Trong đó, GDPL cho học sinh ở các trường THCS ln đặc biệt được chú trọng bởi đây là lực lượng đại diện cho tuổi trẻ, có tri thức, có năng lực, tự chủ, sáng tạo, sống có chuẩn mực và là nguồn dự trữ cơ bản, là nguồn nhân lực chất lượng cao trong xã hội, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc.
Chương 1 của luận văn trình bày khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề, làm rõ một số khái niệm cơ bản như: quản lý; quản lý giáo dục; pháp luật; GDPL; xác định mục đích, nội dung, các phương pháp, hình thức giáo dục và quản lý công tác GDPL cho học sinh ở trường THCS.
Kết quả nghiên cứu lý luận ở chương 1 là cơ sở khoa học cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất biện pháp ở chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng công tác GDPL cho học sinh và quản lý công tác GDPL cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát
2.1.2.1. Đối tượng khảo sát
Gồm 45 cán bộ quản lý, giáo viên và 300 học sinh, cùng với 06 đại điện Hội CMHS của 06 trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đăk Nông.
2.1.2.2. Địa bàn khảo sát
06 trường trên địa bàn huyện: Trường THCS Hoàng Văn Thụ, Trường THCS Chu Văn An, Trường THCS Nguyễn Du, Trường THCS Quảng Hòa, Trường THCS Phan Chu Trinh, Trường THCS Đắk Nang.
2.1.3. Nội dung khảo sát 2.1.3.1. Đối với học sinh
- Nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về GDPL.
- Thực trạng về việc công tác GDPL cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
2.1.3.2. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên
- Thực trạng công tác GDPL cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
- Thực trạng quản lý công tác GDPL cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
2.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu
- Phương pháp khảo sát:Trong quá trình nghiên cứu thực trạng, chúng
tơi tiến hành xây dựng nội dung các phiếu khảo sát; phát phiếu trực tiếp và online đến các đối tượng. Đồng thời trao đổi, phỏng vấn, thăm dò ý kiến của các chuyên gia.
- Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi thu thập được dữ liệu, chúng tôi
sử dụng phần mềm Excel và một số hàm số học để xử lý số liệu.
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Đắk Glong là một huyện nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Đắk Nơng, phía Đơng giáp huyện Đam Rơng của tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp thành phố Gia Nghĩa, phía Nam giáp các huyện Di Linh, Bảo Lâm và Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng, phía Bắc giáp huyện Krơng Nơ của tỉnh.
Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 144,875,46 ha, địa hình huyện Đắk Glong có nhiều núi và cao nguyên ở phái Bắc và phía Đơng. Núi Tà Đùng ở phía Đơng cao 1.972m, phía Đơng Nam của huyện thuộc địa bàn xã Đắk Som có Vườn Quốc gia Tà Đùng có hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Vườn quốc gia được bao bọc bởi hồ thủy điện Đồng Nai 3 có diện tích khoảng 5.000 ha, trong lịng hồ có hơn 30 hịn đảo và bán đảo lớn nhỏ khác nhau, tạo nên cảnh đẹp nên thơ, là điều kiện cho hoạt động dịch vụ du lịch của huyện. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp: 34.784,21 ha; diện tích đất lâm nghiệp 90.838,85 ha; còn lại là đất khác.
Huyện Đắk Glong được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Đắk Nông cũ theo Nghị định 82/2005/NĐ-CP, ngày 27/6/2005 của Chính phủ, với diện tích tự nhiên 144.875,76 ha; tồn huyện có 07 đơn vị hành chính cấp xã (06/07 xã đặc biệt khó khăn, 01 xã đạt chuẩn Nông thôn mới) với 61 thơn, bon; dân số tồn
huyện là 74.180 nhân khẩu với 17.086 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 8.756 hộ, với 44.665 nhân khẩu, chiếm 60,21% dân số tồn huyện, có 30 dân tộc cùng sinh sống. Số hộ nghèo toàn huyện là 6.690 hộ với 34.817 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 30,15%, tăng 11,55% so với năm 2020, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số là 5.583 hộ với 30.176 khẩu, chiếm 83,45% trong tổng số hộ nghèo.
Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, nhân dân các dân tộc trên tồn huyện ln đồn kết, gắn bó chống chọi với thiên nhiên, giặc ngoại xâm, cùng chia sẻ niềm vui, giao lưu văn hóa, giúp nhau phát triển kinh tế.
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự đoàn kết, nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; tốc độ tăng trưởng hàng năm duy trì ở mức khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ; kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đang từng bước được cải thiện nâng lên; sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được củng cố, kiện tồn từ huyện đến cơ sở, có nhiều đổi mới và nâng cao về chất lượng, hiệu quả hoạt động; quốc phòng, an ninh được tăng cường củng cố, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 178.367/224.400 triệu đồng (Nghị quyết 224.400 triệu đồng), đạt 79,49%; chi ngân sách địa phương là 221.906/458.231 triệu đồng, đạt 48,43%.
- Nơng nghiệp, lâm nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng 460 ha. Tổng đàn gia súc, gia cầm tăng, diện tích ni trồng thủy sản đạt 203 ha. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an
tồn sinh học, tiêm phịng cho đàn gia súc, gia cầm. Tăng cường kiểm soát giết mổ, kiểm dịch sản phẩm động vật trên địa bàn huyện. Kiểm tra, tình hình nguồn nước phục vụ sản xuất tại 47 cơng trình thủy lợi, đảm bảo các biện pháp quản lý vận hành, khai thác điều tiết nước phục vụ nhu cầu tưới tiêu của nhân dân.
Hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động dịch vụ trên địa bàn duy trì, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân.
Tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện 6 tháng đầu năm 2022 là 178.367/224.400 triệu đồng, đạt 79,49% so với dự tốn giao. Trong đó, phần do UBND huyện quản lý, tổ chức thu ước thực hiện được 100.237/86.759 triệu đồng, đạt 115,54% so với dự toán giao. Thực hiện chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 là 221.906/458.231 triệu đồng, đạt 48,43% so với dự toán giao.
Tiến độ giải ngân đầu tư công: Tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện năm 2022 là 138.254 triệu đồng, giải ngân là 67.996 triệu đồng, đạt 49,2% kế hoạch vốn giao. Trong đó, kế hoạch vốn năm 2022 là 134.371 triệu đồng, đã giải ngân được 65.148 triệu đồng, đạt 48,5% kế hoạch vốn giao; kế hoạch vốn năm 2021 chuyển nhiệm vụ chi sang năm 2022 là 3.883 triệu đồng, đã giải ngân được 2.848 triệu đồng, đạt 73,34% kế hoạch.
2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo
Được sự quan tâm của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Glong về công tác GD&ĐT, thực sự coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Quy mô về giáo dục và mạng lưới trường lớp phát triển nhanh từ mầm non đến trung học phổ thông, cơ sở trường lớp từng bước được chuẩn hóa, hiện đại hóa. Hiện nay trên địa bàn huyện năm học 2021-2022: Tổng số trường là 38 trường. Mẫu giáo 17 trường, có 04 trường tư thục; Tiểu học 11 trường. Trong đó: 01 trường PTDTBT; THCS 07 trường, có 01 trường
PTDTBT; 03 trường tiểu học và trung học cơ sở. Bên cạnh đó địa bàn huyện có 01 TTGDTX, 07 TTHTCĐ ở các các xã hoạt động hiệu quả.
Hệ thống giáo dục huyện Đắk Glong phát triển tương đối đồng đều cả về số lượng và chất lượng. Mạng lưới trường THCS, trường PTDTBT THCS, trường TH và THCS cơng lập có đều khắp ở các xã trong huyện. Cơ sở vất chất được đầu tư xây dựng kiên cố, tương đối hiện đại, đảm bảo cho việc dạy -học. HS vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số, các gia đình chính sách đều được tạo điều kiện thuận lợi trong học tập, rèn luyện.
Bảng 2.1. Quy mô trường lớp, học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong
Năm học Số trường Lớp Số học sinh Tổng số THCS THCS có bậc TH Tổng số Tổng số THCS THCS có bậc TH 2019-2020 10 7 3 124 4.765 4.251 514 2020-2021 10 7 3 133 5.004 4.477 527 2021-2022 10 7 3 136 5.109 4.551 558 (Nguồn: Phòng GD&ĐT )
Qua bảng 2.1 cho thấy quy mô trường lớp, học sinh THCS của huyện Đắk Glong có chiều hướng tăng số lượng qua các năm học.
Bảng 2.2. Cơ cấu, chất lượng cán bộ quản lý tại các trường THCS
Năm học Số lượng CBQL Trình độ chính trị Trình độ chun mơn Nghiệp vụ QLGD Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Đại học Sau ĐH Đã học Chưa học 2019-2020 19 0 19 0 19 0 19 0 2020-2021 18 0 18 0 18 0 18 0