Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 103 - 110)

9. Cấu trúc luận văn

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

3.3.4.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp như sau:

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp

TT Tên biện pháp Tính cấp thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần thiết SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1

Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ giáo viên, học sinh và Hội cha mẹ học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

39 86.7 6 13.3 0 0.0 0 0.0 3.87

2

Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh

TT Tên biện pháp Tính cấp thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần thiết SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 3

Đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật

36 80.0 6 13.3 3 6.7 0 0.0 3.73

4

Đổi mới công tác lập kế hoạch, nâng cao hiệu quả các hoạt động chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật

35 77.8 8 17.8 2 4.4 0 0.0 3.73

5

Đảm bảo các điều kiện cho việc triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật

34 75.6 8 17.8 2 4.4 1 2.2 3.67

6

Đổi mới công tác tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục pháp luật của nhà trường

35 77.8 6 13.3 4 8.9 0 0.0 3.69 Qua bảng thống kê cho chúng ta thấy, phần lớn những cán bộ, giáo viên được khảo sát ở các trường THCS đều cho rằng, các biện pháp đề xuất đều “rất cần thiết” và “cần thiết”. Trong đó, biện pháp 1- “Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ giáo viên, học sinh và Hội cha mẹ học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở’’, biện pháp 2- “Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh” được cán bộ, giáo viên lựa

chọn ở mức cao; Riêng ở mức độ “không cần thiết” lựa chọn chiếm tỉ lệ rất ít. Từ kết quả khảo nghiệm trên có thể rút ra những kết luận như sau: - Tất cả các biện pháp đều nhận được sự đồng thuận cao.

- Về tính cần thiết: Trung bình đều đạt ở mức cao trên trên 80%.

Trong đó: Biện pháp 1 chiếm đồng thuận cao nhất 86.7% và biện pháp 5 thấp nhất 75.6%.

Qua kết quả khảo nghiệm, thấy được, các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều rất phù hợp với thực tiễn và phù hợp với yêu cầu của đại bộ phận các

lực lượng tham gia vào công tác GDPL cho HS. Tất nhiên, xuất phát từ vị trí cơng tác và nhận thức của từng đối tượng khảo nghiệm nên vẫn có một số ý kiến cho rằng các biện pháp là ít cần thiết. Theo chúng tơi, đó cũng là biểu hiện bình thường vì cách nhận định vấn đề của từng đối tượng là khác nhau.

3.3.4.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp cơng tác GDPL của các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong đã được đề xuất được thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp

TT Tên biện pháp Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1

Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ giáo viên, học sinh và Hội cha mẹ học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở

40 88.9 5 11.1 0 0.0 0 0.0 3.89

2

Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh

38 84.4 6 13.3 1 2.22 0 0.0 3.82

3 Đa dạng hóa nội dung, hình thức và

phương pháp giáo dục pháp luật 38 84.4 5 11.1 2 4.4 0 0.0 3.80

4

Đổi mới công tác lập kế hoạch, nâng cao hiệu quả các hoạt động chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật

37 82.2 6 13.3 2 4.4 0 0.0 3.78

5

Đảm bảo các điều kiện cho việc triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật

35 77.8 8 17.8 1 2.2 1 2.2 3.71

6

Đổi mới công tác tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục pháp luật của nhà trường

Từ bảng 3.2, kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất đều được đnahs giá có tính khả thi cao trong quản lý cơng tác GDPL. Trong đó:

Biện pháp 1 được đánh giá cao nhất, chiếm tỉ lệ 88.9%

Biện pháp qua khảo nghiệm được đánh giá thấp nhất đó là biện pháp 5, chiểm tỉ lệ 77.8%.

Từ điều này, chúng ta có thể nhận định rằng, các biện pháp trên đều có thể áp dụng vào trong thực tế quản lý công tác GDPL cho học sinh các trường THCS địa bàn huyện Đắk Glong, Đắk Nông.

Như vậy, qua các biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, mà đề tài đã đề xuất chúng tôi nhận thấy rằng bước đầu được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Nếu thực hiện đồng bộ và có chất lượng các biện pháp trên thì chất lượng GDPL cho HS các trường THCS ở huyện Đắk Glong sẽ được nâng cao một cách rõ rệt.

Tiểu kết chương 3

Dựa vào kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu từ chương 1, chương 2 và trong chương 3; trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc quản lý giáo dục, chúng tôi đã đề xuất 06 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho HS các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Các biện pháp quản lý nêu trên, chúng tôi đều căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, Ngành giáo dục và định hướng phát triển của các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ tác động qua lại, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau. Việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình GDPL cho HS sẽ chi phối đến đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện và các thiết chế cho hoạt động GDPL cũng như việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả GDPL cho HS. Chúng tơi đã tiến hành khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, đa số ý kiến đều cho rằng, các biện pháp đề xuất đều “rất cần thiết - rất khả thi” và “cần thiết - khả thi”.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tơi có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về lý luận

Nghiên cứu của luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Quản lý; quản lý giáo dục; pháp luật; giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó xác định mục đích, nội dung, các phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THCS.

Luận văn cũng đã làm rõ lý luận về quản lý công tác GDPL cho học sinh ở các trường THCS bao gồm: Quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp cũng như kết quả. Đây là cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu thực trạng và xây dựng một số biện pháp quản lý nhằm tăng cường quản lý công tác GDPL cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

1.2. Về thực tiễn

Trên cơ sở phân tích, đánh giá với những số liệu đã thu thập và xử lý, luận văn đã phác họa rõ nét thực trạng công tác GDPL cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong cũng như thực trạng quản lý công tác GDPL cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Đa số cán bộ, giáo viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc GDPL cho học sinh. Lãnh đạo các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, cũng như lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt quan tâm và đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và triển khai nhiều hình thức GDPL cho học sinh đem lại hiệu quả một cách đáng kể. Tuy vậy, các hình thức triển khai GDPL cho học sinh nhìn chung chưa có những hình thức đột biến nên vẫn chưa thu hút sự tham gia nhiệt tình của đa số HS.

Qua kết quả khảo sát đã cho thấy, thực trạng về công tác GDPL cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong với hình thức GDPL cịn nghèo nàn, thiếu tài liệu, thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDPL, đội ngũ báo cáo viên về tuyên truyền pháp luật thực sự thiếu trầm trọng và chưa được quan tâm bồi dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó ý thức học tập, tìm hiểu pháp luật của đại bộ phận HS cịn chưa tốt, chủ yếu học qua loa, đối phó chứ chưa có ý thức học để hiểu, học để áp dụng và phục vụ cho cuộc sống của mình là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác GDPL cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Về công tác quản lý GDPL cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong đã được lãnh đạo các trường THCS trên địa bàn quan tâm, chỉ đạo. Tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn do điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất cịn thiếu, kế hoạch chưa đồng bộ, kịp thời cũng như công tác kiểm tra, thanh tra chưa được thực hiện thường xuyên ... dẫn đến hiệu quả của công tác GDPL cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong vẫn chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lý nhằm giải quyết những hạn chế trên là việc làm có ý nghĩa thiết thực về cả lý luận và thực tiễn.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã xác lập 6 biện pháp tăng cường quản lý công tác GDPL cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, đội ngũ giáo viên, học sinh và Hội cha mẹ học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học cơ sở.

Biện pháp 2: Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh.

Biện pháp 3: Đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật.

Biện pháp 4: Đổi mới công tác lập kế hoạch, nâng cao hiệu quả các hoạt động chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật.

Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện cho việc triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật.

Biện pháp 6: Đổi mới công tác tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục pháp luật của nhà trường.

Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm trên 45 CB, GV và Hội CMHS, Chi Đoàn Thanh niên, Hội CMHS, học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong và đều được đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi. Từ kết quả khảo nghiệm, có thể nhận định các biện pháp đề xuất có thể áp dụng được trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác GPPL cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, luận văn đã hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết khoa học đã được chứng minh.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)