9. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng công tác giáo dục phápluật cho học sinh các trường
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh
đối với công tác giáo dục pháp luật cho học sinh
Trong thực tế hiện nay, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các nhà trường THCS có vai trị, ý nghĩa vơ cùng cần thiết nhưng không phải bất cứ địa phương nào, đơn vị nào cũng nhìn nhận và thực hiện có hiệu quả được cơng tác này. Để có cái nhìn khách quan về việc triển khai công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THCS hiện nay của địa phương, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với 45 cán bộ, giáo viên của 06 nhà trường THCS trên tồn huyện Đắk Glong, về tính cần thiết trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh của trường mình như thế nào trong thời gian qua. Kết quả khảo sát như sau:
2.3.2.1. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV về sự cần thiết công tác GDPL cho HS
TT Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Rất cần thiết 39 86.7
2 Cần thiết 6 13.3
3 Ít cần thiết 0 0.0
4 Không cần thiết 0 0.0
Qua kết quả điều tra cho ta thấy, đa số cán bộ, giáo viên đề khẳng định, công tác GDPL cho học sinh là việc làm rất cần thiết. Mức độ rất cần thiết (chiếm 86,7%); cần thiết (chiếm 13,3%); Không có cán bộ, giáo viên nào đánh giá ít cần thiết và khơng cần thiết.
Với kết quả trên cho thấy được cán bộ, giáo viên ở các trường THCS ở huyện Đắk Glong đã nhận thức được sự cần thiết của công tác GDPL là cơ sở để hình thành nhân cách, đạo đức của các em học sinh. Bởi vì đạo đức, tác phong chuẩn mực, nghiêm túc là vẻ đẹp đầu tiên của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Đồng thời, cũng là cái gốc, nền tảng của con người xã
hội chủ nghĩa, của thế hệ tương lai cũng như vận mệnh của một dân tộc. Một xã hội ở đó con người có đạo đức tốt, nhân cách tốt thì xã hội sẽ ổn định và phát triển.
2.3.2.2. Đối với học sinh
Giáo dục pháp luật cho học sinh là việc làm rất cần thiết trong hoạt động giảng dạy, giáo dục của mỗi nhà trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để có con số khách quan về sự quan tâm trong việc GDPL của học sinh các trường THCS có cần thiết hay khơng đến mức độ nào. Chúng tôi, tiến hành khảo sát học sinh lớp 9 của 06 trường THCS của huyện. Kết quả được thể hiện cụ thể qua bảng khảo sát dưới đây:
Bảng 2.5. Đánh giá của học sinh về sự cần thiết của GDPL
TT Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Rất cần thiết 247 82.33
2 Cần thiết 42 14
3 Ít cần thiết 11 3.67
4 Không cần thiết 0 0.0
Qua kết quả điều tra cho thấy, việc học sinh đã nhận thức được công tác GDPL trong nhà trường là rất cần thiết và cần thiết.
Từ kết quả điều tra trên chúng ta thấy được công tác GDPL đều được các em học sinh đánh giá là rất cần thiết. Đây là cơ sở quan trọng trong việc đem lại hiệu quả cao cũng như kết quả của việc thực hiện GDPL cho người học, đưa GDPL vào cuộc sống để cho cuộc sống của mỗi người dân ngày càng được tiến bộ hơn.
Tuy nhiên, để thấy rõ hơn sự quan tâm của các em về GDPL, cũng như những hành vi vi phạm pháp luật nào mà các em đánh giá phổ biến hiện nay. Chúng tôi, tiến hành khảo sát. Kết quả được thể hiện dưới đây:
Bảng 2.6. Hành vi vi phạm pháp luật của học sinh và mức độ
TT Hành vi Mức độ vi phạm Rất phổ biên Phổ biến Ít phổ biến Khơng có SL % SL % SL % SL % 1 Tảo hôn 17 5.67 38 13 173 57.67 72 24.00 2 Tổ chức đánh bạc 19 6.33 47 16 196 65.33 38 12.67 3 Trộm cắp tài sản 12 4.00 29 10 247 82.33 12 4.00 4 Cướp giật tài sản 0 0.00 0 0 2 0.67 298 99.33 5 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 6 2.00 23 8 235 78.33 36 12.00 6 Cưỡng đoạt tài sản 2 0.67 3 1 6 2.00 289 96.33 7 Đua xe trái phép 21 7.00 39 13 229 76.33 11 3.67 8 Vi phạm luật giao thông 134 44.67 91 30 57 19.00 18 6.00 9 Uống rượu, bia say 42 14.00 57 19 197 65.67 4 1.33 10 Gây rối trật tự công cộng 0 0.00 0 0 13 4.33 287 95.67 11 Cố ý gây thương tích 17 5.67 37 12 200 66.67 46 15.33 12 Chống người thi hành công vụ 0 0.00 0 0 2 0.67 298 99.33 13 Bạo lực học đường (gây gỗ,
đánh nhau) 46 15.33 76 25 178 59.33 0 0.00 14 Sử dụng chất gây nghiện hoặc
các chất ma túy 36 12.00 68 23 196 65.33 0 0.00
15 Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ
các chất ma túy 0 0.00 0 0 0 0.00 0 0.00
Qua bảng thống kê cho thấy, HS các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk Glong ít vi phạm pháp luật, nhưng vẫn cịn đâu đó những hành vi vi phạm pháp luật khác nhau, có tính chất cịn nghiêm trọng. Trong đó, nỗi cộm lên những hành vi vi phạm pháp luật như: Bạo lực học đường, sử dụng chất gây nghiện, uống rượu bia say, vi phạm luật giao thơng, tảo hơn cịn chiếm tỷ lệ cao. Để đánh giá được mức độ quan tâm của học sinh đối với công tác giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn huyện, chúng tôi tiến hành khảo sát 300 học sinh, chủ yếu là lớp 9 của 06 trường THCS trên toàn huyện. Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.7. Mức độ quan tâm của HS đối với công tác giáo dục pháp luật
TT Mức độ Số lượng Tỉ lệ %
1 Quan tâm 197 65.7
2 Bình thường 84 28
3 Khơng quan tâm 19 6.3
Với 300 phiếu thăm dò ý kiến học sinh, đa số các em đều quan tâm đến công tác GDPL hiện nay chiếm 65,7%. Việc các em quan tâm đến công tác GDPL được tỉ lệ cao như thế này nó thể hiện tín hiệu bước đầu cho những người làm công tác GDPL thấy rõ rằng, mình cần có nhiều hình thức và thường xuyên báo cáo công tác GDPL đến với các em. Ngược lại số không quan tâm đến công tác GDPL chiếm 6,3% không ảnh hưởng nhiều đến công tác GDPL chung.
2.3.2.3. Đối với Hội cha mẹ học sinh
Cha mẹ học sinh có vai trị rất lớn trong việc góp ý, đề xuất các biện pháp GDPL cho con em của họ tại các nhà trường trong công tác GDPL cho học sinh, được thể hiện các nội dung thông qua bảng sau:
Bảng 2.8. Đánh giá của cha mẹ HS mức độ cần thiết về các biện pháp GDPL TT Các biện pháp TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần thiết SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
1 Nâng cao nhận thức, vai trị vị trí giáo dục
pháp luật 5 83.3 1 16.7 0 0 0 0 2 Phổ biến nội quy đầu năm học để học sinh
thực hiện 4 66.7 2 33.3 0 0 0 0 3 Các hoạt động phong trào Đoàn thanh niên 3 50.0 2 33.3 1 16.67 0 0 4 GVCN kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn 5 83.3 1 16.7 0 0.00 0 0 5 Khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh 3 50.0 2 33.3 1 16.67 0 0 6 Nêu gương người tốt việc tốt 4 66.7 2 33.3 4 66.67 3 50 7 Nhà trường kết hợp với cha mẹ HS để giáo
dục pháp luật cho học sinh 5 83.3 1 16.7 0 0.00 0 0
8 BGH kết hợp với ĐTN, GVCN, giáo viên
bộ môn để giáo dục pháp luật cho học sinh 5 83.3 1 16.7 0 0.00 0 0
9 Tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh
thông qua môn giáo dục công dân 3 50.0 2 33.3 1 16.67 0 0 10 Nhà trường kết hợp với chính quyền, cơng
an địa phương 3 50.0 2 33.3 1 16.67 0 0
11
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động phong trào, phát động các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật
5 83.3 1 16.7 0 0.00 0 0
12 Tổ chức thông qua sinh hoạt dưới cờ 5 83.3 1 16.7 0 0.00 0 0
Kết quả điều tra cho thấy, công tác GDPL của học sinh đã được phụ huynh học sinh rất quan tâm, điều đó được thể hiện rõ qua đánh giá Ban đại điện CMHS đó là sự rất cần thiết và cần thiết.
Từ kết quả thu được ở trên, chúng ta thấy cơng tác giáo dục con em của gia đình là rất cần thiết. Gia đình là mơi trường sống và môi trường giáo dục
lâu dài, thường xuyên và dựa trên cơ sở tình u thương. Dó đó, cha mẹ học sinh phải nuôi dạy, quản lý, giáo dục và bảo vệ con em trước những tệ nạn của xã hội.