9. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng công tác giáo dục phápluật cho học sinh các trường
2.3.3. Thực trạng về thực hiện nội dung giáo dục phápluật cho học sinh
Qua khảo sát 45 cán bộ quản lý và giáo viên với câu hỏi: “Nội dung giảng dạy giáo dục pháp luật của nhà trường trong thời gian qua có phù hợp với yều cầu thực tế và sự phát triển của địa phương hay chưa?. Kết quả như sau:
Kết quả điều tra cho thấy, nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh ở nhà trường trong thời gian qua tương đối phù hợp. Mức độ đánh giá rất phù hợp (chiếm 24,4%) và phù hợp (chiếm 68,9%).
Bảng 2.10. Mức độ phù hợp về nội giáo dục pháp luật ở nhà trường TT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Rất phù hợp 11 24.4 2 Phù hợp 31 68.9 3 Ít phù hợp 3 6.7 4 Không phù hợp 0 0
Như vậy ta thấy được đa số CB-GV đều đánh giá cao về nội dung, chương trình GDPL hiện nay là phù hợp, phản ánh thực trạng rằng số các nội dung không phù hợp, hoặc xa rời thực tế là không nhiều. Đây là cơ sở để chúng ta tiếp tục thực hiện việc xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy pháp luật đến cho học sinh trên cơ sở kế thừa kết quả đạt được hiện nay, thực hiện việc cập nhật thêm nội dung mới phù hợp với thực tiễn giáo dục cho học sinh hiện nay và loại bỏ những nội dung xa rời thực tiễn.
Tuy vậy, vẫn có 6,7% ý kiến đánh giá nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh ít phù hợp. Lí do, có nhiều khái niệm trừu tượng, khó hiểu, nội dung còn dài nên học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số sinh sống và học tập như huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay là điều cần phải xem xét lại nội dung chương trình, cập nhật điều chỉnh để loại bỏ những nội dung còn chưa phù hợp với thực tiễn.