Công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học phải được đặt trong tổng thể việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học, với các phương châm: "Coi việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục là khâu
đột phá”.
Ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học là việc sử dụng CNTT trong quản lý dạy học một cách có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tác động đến tập thể giáo viên, học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học, giáo dục vận động tối ưu các mục tiêu đề ra.
Việc ứng dụng CNTT vào quản lý dạy học là công việc, là nhiệm vụ của các nhà quản lý giáo dục nói chung và của mỗi nhà quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo nói riêng. Quản lý là lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển một tổ chức bằng cách vạch ra mục tiêu cho tổ chức đồng thời tìm kiếm các biện pháp, cách thức tác động vào tổ chức sao cho tổ chức ấy đạt được mục tiêu đề ra. Chức năng và nhiệm vụ quản lý phải làm chính là thuộc tính của nó, quản lý gồm các chức năng chính sau đây:
a). Lập kế hoạch
Nhà quản lý tiếp tục tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu ứng dụng CNTT vào dạy học của đơn vị kết hợp với việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị. Một điều cực kỳ quan trọng là cần xác định được mục tiêu ứng dụng CNTT vào dạy học của nhà trường ở mức độ và quy mô như thế nào. Cuối cùng, tiến hành xây dựng kế hoạch,
xây dựng ứng dụng CNTT trong dạy học ở từng giai đoạn sẽ giúp định hướng cho tổ chức chun mơn có kế hoạch dài hơi khi xây dựng các tiết học trong tổ, khối. Ngay từ đầu năm học, dựa trên kế hoạch của nhà trường, mỗi tổ chuyên môn phải lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học thơng qua việc xây dựng các tiết dạy có sử dụng GAĐT. Đặc biệt, tổ chun mơn cần xây dựng chuyên đề về cách thiết kế và sử dụng GAĐT, dành thời gian nhất định trong tổng thời gian sinh hoạt tổ để thao luận, áp dụng thử, triển khai việc thiết kế và sử dụng GAĐT
b) Tổ chức, chỉ đạo
Việc triển khai ứng dụng CNTT ở các trường thường gặp rất nhiều khó khăn. Ngồi khó khăn về tài chính, CSVC, trình độ CNTT của cán bộ giảng viên cịn có các khó khăn khác nhau như nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên, sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành.
Để tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng CNTT có hiệu quả, lãnh đạo nhà trường cần chú trọng một số vấn đề sau:
- Tuyên truyền, vận động, định hướng, giúp đỡ và bồi dưỡng kiến thức một cách cụ thể để nậng cao nhận thức, kiến thức về CNTT cho cán bộ, giáo viên và sinh viên.
- Làm cho sinh viên, cán bộ nhân viên nhà trường thấy rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT đối với sự phát triển của nhà trường, vai trò trách nhiệm của mỗi người trong việc ứng dụng CNTT. Tạo được sự thống nhất về chủ trương, kế hoạch trong toàn nhà trường.
- Tăng cường sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo ngành.
- Chỉ đạo thực hiện từng nội dung theo kế hoạch. Kịp thời điều chỉnh kế hoạch một cách hợp lý khi cần thiết.
- Phân công cán bộ, chuyên viên chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra cũng như trong việc phối hợp trong công tác chỉ đạo các hoạt động chuyên môn khác với chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học.
c) Giám sát, đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học
Việc kiểm tra, đánh giá này được tiến hành thông qua các tiết dự giờ xem khả năng thành thạo của GV trong việc phân bố thời gian, khả năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, các nội dung đã thực hiện để có những quyết định và những điều chỉnh kịp thời và phù hợp.
- Việc triển khai ứng dụng cần được tiến hành theo sự chỉ đạo, giám sát của Hiệu trưởng về nội dung, thời gian, kinh phí,...
- Cần đánh giá ứng dụng theo từng hoạt động cụ thể, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo một cách phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường trong từng giai đoạn.
- Chỉ ra hiệu quả do ứng dụng CNTT mang lại để tăng cường sự ủng hộ, tin tưởng của cán bộ, giảng viên, phụ huynh, sinh viên các cấp lãnh đạo.