Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển, chú trọng ứng dụng CNTT trong dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường trung cấp cảnh sát nhân dân 1 (Trang 80 - 83)

- Các thiết bị hỗ trợ khác

5 Thực hiện việc dự giờ, thanh tra, kiểm

3.2.1. Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển, chú trọng ứng dụng CNTT trong dạy học

trường Trung cấp CSNDI đưa ra trong giai đoạn này phải phù hợp để phát huy được những nội dung còn hạn chế. Đây là những yếu tố từ thực tiễn đòi hỏi các biện pháp quản lý mới trong giai đoạn tiếp theo.

Việc đề ra và triển khai những biện pháp quản lý trong giai đoạn tiếp theo đòi hỏi CBQL phải hiểu thấu đáo, tính tốn đầy đủ các điều kiện về con người, về CSVC, ngân sách nhà nước, thời gian, từ đó đề ra các biện pháp quản lý vừa có cơ sở khoa học, vừa phù hợp với thực tiễn của trường và hợp với quy luật, xu thế phát triển chung. Như vậy, những biện pháp quản lý ấy sẽ có tính khả thi cao.

3.2. Biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường Trung cấp CSND I Trung cấp CSND I

Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương 1, thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Trung cấp CSND I ở chương 2 và định hướng chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn 2015 – 2020 và giai đoạn 2020 – 2030 tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Trung cấp CSND I như sau:

3.2.1. Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển, chú trọng ứng dụng CNTTtrong dạy học trong dạy học

a) Mục đích

Giúp CBQL chú ý vào mục tiêu chung của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học, góp phần đổi mới nâng cao chất lượng học tập. Cùng với đó CBQL có cái nhìn tổng thể, tồn diện về các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường, thấy được mối quan hệ, sự tương tác giữa các bộ phận, từ đó có những động tác, điều chỉnh cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.

Giúp CBQL đưa ra những định hướng, chủ động trong việc đầu tư CSVC và những chi phí cần thiết khác cho ứng dụng CNTT sát thực tế, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Mặt khác cũng giúp các nhà quản lý chủ động trong việc kiểm tra các chỉ tiêu kế hoạch, tiến trình thực hiện kế hoạch, đó chính là các thơng số để kiểm tra, đánh giá trong việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học.

b) Nội dung

Kế hoạch có tính chiến lược, lâu dài, kết hợp triển khai theo từng mảng công việc, trong từng giai đoạn, cán bộ quản lý cần xây dựng một kế hoạch triển khai cụ thể cho từng năm học nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống ứng dụng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Đưa nội dung ứng dụng CNTT và kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2015 -2020.

- Đưa nội dung ứng dụng CNTT vào kế hoạch năm học. Yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học, kế hoạch học tập nâng cao trình độ tin học, coi đây là tiêu chí thi đua của mỗi đơn vị, cá nhân.

- Xây dựng kế hoạch phát triển CNTT trong dạy học bao gồm các yếu tố: mục tiêu, thời gian, không gian, nội dung của các hoạt động, nguồn nhân lực, vật lực, tài chính, phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ cho việc triển khai thực hiện.

c) Tổ chức thực hiện

- Xác định các mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kỳ, từng năm học.

- Ban hành văn bản quy định về việc thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học trong nhà trường. Họp toàn trường triển khai các văn bản chỉ đạo và đưa vào kế hoạch hoạt động năm học, coi đây là nhiệm vụ bắt buộc mà mỗi giáo viên phải hoàn thành. Cung cấp và bổ sung những văn bản, chỉ thị, nghị quyết... về ứng dụng CNTT trong giáo dục phù hợp với từng thời điểm.

- Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí bao gồm kinh phí mua sắm mới và kinh phí bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống mạng, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung phục vụ quản lý và dạy học.

- Xây dựng kế hoạch về con người: Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng các kỹ năng sử dụng CNTT, phần mềm hỗ trợ dạy học, kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng, kỹ năng tổ chức dạy học bằng phần mềm và qua mạng.

- Trong kế hoạch cần chỉ rõ người hay bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo hoạt động, kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra. Hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học có liên quan chặt chẽ với các hoạt động chuyên môn khác nên công việc này cần giao cụ thể cho người hay bộ phận có trình độ về CNTT và có kinh nghiệm trong chỉ đạo đổi mới dạy học. Điều này hết sức quan trọng giúp cho các hoạt động quản lý được triển khai một cách có hiệu quả.

d) Điều kiện thực hiện

- Trước tiên các nhà quản lý phải thấm nhuần các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD&ĐT về CNTT trong lĩnh vực giáo dục, bản thân cán bộ quản lý tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ nói chung, tin học nói riêng, gương mẫu đi đầu trong việc ứng dụng CNTT vào công việc quản lý cũng như giảng dạy.

- Ban Giám hiệu nhà trường phải thực sự quan tâm, coi ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy là mục tiên cốt lõi trong chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015 - 2020.

- Cần cung cấp cho giáo viên về tầm nhìn, sứ mạng, mục đích, bước đi, những cơ hội, thách thức và các giá trị mà trường sẽ đạt tới. Giáo viên phải được khuyến khích khi thực hiện tốt nhiệm vụ và phải được công nhận.

- Cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự phát triển của cá nhân về chuyên môn, nghiệp vụ; Phải tạo sự tin tưởng, tôn trọng giữa các nhà quản lý và giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường trung cấp cảnh sát nhân dân 1 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w