5 Ứng dụng CNTT trong học tập của sinh viên 1Giới thiệu web site chứa nội dung
5.4 Trao đổi thông tin với giáo viên qua
mạng 0 0 0 100
Thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường Trung cấp CSND I qua ý kiến của các CBQL và giáo viên thể hiện ở kết quả trong bảng 2.7
- Về ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng
Các phần mềm phổ biến như Word, Excel, Powerpoint được các giáo viên ứng dụng ở mức cao nhất. Phần mềm hỗ trợ như Unikey 14.9% và phần mềm Convert pdf to word và ngược lại có 25% ý kiến chưa sử dụng các phần mềm này, đây là những phần mềm cơ bản để hỗ trợ giáo viên trong cơng tác khai thác và sử dụng tài liệu tìm kiếm được trên mạng Internet, số giáo viên chưa biết về các phần mềm này cần phải được bổ sung kiến thức. Thông qua hoạt động hướng dẫn sử dụng, không cần tập huấn hay tổ chức lớp. Các phần
mềm hỗ trợ như: Violet, Lecture Maker, thì có đến 100% ý kiến chưa bao giờ sử dụng, phần mềm Macromedia Flash có 85% chưa bao giờ sử dụng và có 15% ít khi sử dụng. Về các phần mềm này cần phải tổ chức bồi dưỡng cho tất cả giáo viên. Như vậy đối với những phần mềm khó sử dụng nhưng đạt hiệu quả cao trong quá trình ứng dụng thì đa số giáo viên khơng biết hoặc rất ít khi sử dụng.
Với nhóm phần mềm ứng dụng dùng cho chuyên ngành và phần mềm Exe thì tồn trường chưa có giáo viên nào ứng dụng. Giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi trên lý thuyết cịn giảng dạy thực hành thì CNTT chưa ứng dụng. Chỉ có 5% ý kiến đã ứng dụng phần mềm tái tạo khuôn mặt - Faces đây là ý kiến của giáo viên kỹ thuật hình sự, cần tiến hành bồi dưỡng các phần mềm dành cho chuyên ngành để việc ứng dụng CNTT trong dạy học được nâng cao hơn nữa.
- Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng
Qua khảo sát cho thấy các giáo viên chủ yếu là sử dụng phương tiện Projector với 70% sử dụng thường xuyên, 19% thỉnh thoảng, 11% ít khi sử dụng.
Về sử dụng bảng thông minh (Smart board) 100% ý kiến chưa bao giờ sử dụng, lý do là phương tiện này chưa được nhà trường trang bị.
Một số giáo viên đã sử dụng các trang web trong dạy học nhưng còn hạn chế, 16% thỉnh thoảng, 45% rất ít, có đến 39% chưa bao giờ sử dụng.
Đặc biệt sử dụng phần mềm dạy học thì chỉ có 8% thỉnh thoảng sử dụng, cịn lại tới 92% chưa bao giờ sử dụng.
- Ứng dụng CNTT trong khai thác tài liệu
Việc sử dụng các dịch vụ tìm kiếm 100% giáo viên đã sử dụng trong đó thường xuyên là 82%, thỉnh thoảng là 18%. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa ứng dụng CNTT trong khai thác tài liệu, cụ thể là 27% ý kiến chưa sử dụng thư viện trực tuyến và thư viện bài giảng điện tử, sử dụng tư liệu tìm
qua mạng để cung cấp thông tin cho học sinh và sử dụng giáo án điện ở mức rất thấp, với 49% chưa thực hiện chia sẻ tài nguyên. Điều này có thể lý dải là do đặc thù nghề nghiệp, tính bảo mật của một số mơn học chuyên ngành cao không thể chia sẻ tài nguyên qua mạng được. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, số giáo viên cần được nâng cao về nhận thức và được bòi dưỡng về kỹ năng CNTT để hỗ trợ việc cập nhật kiến thức chuyên mơn. Một trong những tiêu chí của giáo viên nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của thời đại chính là kỹ năng khai thác, tìm kiếm và chia sẻ thơng tin.
- Ứng dụng CNTT trong đánh giá
Công tác này cịn yếu trong tồn trường, bởi phương tiện, cơng cụ để đánh giá học viên như phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính, phịng máy tính để tổ chức thi cho học viên đã được trang bị nhưng không đủ đáp ứng, việc tổ chức thi hạn chế rất nhiều, với quy mô 3200 học viên trong khi chỉ có 2 phịng máy với (60 máy tính) tại 2 cơ sở thì. Trong khi đó phần mềm tạo bộ câu hỏi trên cơ sở ngân hàng câu hỏi của các bộ môn chưa được trang bị.
Trên thực tế tổ chức thi trắc nghiệm trên máy mới chỉ có khoa Cảnh sát giao thơng thực hiện được vấn đề này cịn lại các khoa và bộ mơn hình thức thi vẫn là trắc nghiệm trên giấy. Theo kết quả khảo sát, việc tổ chức thi trắc nghiệm trên máy có 8% trả lời là thỉnh thoảng, 7% là ít khi, 85% chưa bao giờ tổ chức thi trắc nghiệm trên máy.
Việc tạo đề thi thì có phịng khảo thí sử dụng phần mềm trộn đề thi cho các bộ môn khối cơ bản thi trắc nghiệm trên giấy và Bộ môn Ngoại ngữ Tin học sử dụng phần mềm trộn đề thi để dùng cho các lớp tại chức và công an xã. Theo khảo sát cho thấy 20% thỉnh thoảng, 24% ít khi, 56% chưa bao giờ sử dụng, đây cũng là một vấn đề hạn chế cần khắc phục, bởi việc tạo đề thi có ứng dụng CNTT đảm bảo tính khách quan, sự thuận lợi trong cơng việc và tốn ít thời gian.
Việc ứng dụng CNTT trong việc thiết kế, tạo các bài tập trắc nghiệm cùng với bài giảng thì 100% ý kiến là chưa thực hiện, công việc này cần phải triển khai bồi dưỡng, tập huấn để các giáo viên thực hiện ngay trong bài giảng điện tử, tạo sự phong phú hấp dẫn cho bài giảng, tạo sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, đồng thời đánh giá được mức độ nhận thức của học viên qua kiến thức vừa truyền tải. Thực hiện tốt công việc này, nhà trường xây dựng ngân hàng dữ liệu ơn tập giúp học viên có thể tự đánh giá kiến thức của mình để từ đó tự bổ sung, hồn thiện kiến thức, đây cũng là môi trường học tập có ứng dụng CNTT.
- Thực tế ứng dụng CNTT trong dạy học ở các bộ môn
Qua thực tế cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học thể hiện rõ nét qua những đặc thù chuyên môn của từng bộ môn, thể hiện như sau:
Các bộ mơn thuộc khối cơ bản thì việc ứng dụng CNTT dường như thuận lợi hơn nhiều cả về thời gian lẫn tính chất chun mơn, nhưng thực tế công tác ứng dụng CNTT của khối này lại hạn chế hơn cả:
+ Bộ mơn Lý luận chính trị: Việc ứng dụng CNTT ở bộ môn này cũng thường xuyên nhưng đa số mới chỉ đơn thuần là các slide đầy chữ thay cho viết bảng. Giáo viên bơ mơn cũng có download, biên tập các video clip về các tư liệu, sự kiện, các hình ảnh minh họa để đưa vào bài giảng của mình nhưng cơng việc chỉ được thực hiện khi tham gia dạy giỏi và hội giảng.
+ Bộ môn Ngoại ngữ: Việc ứng dụng CNTT trong dạy học đầy đủ nhất là bộ mơn này. Ngồi việc ứng dụng trong thiết kế bài giảng với nhiều kỹ năng, thì cơng tác ứng dụng CNTT trong đánh giá, trong học tập của sinh viên cũng được bộ môn này triển khai khá tốt, một mặt là do điều kiện thuận lợi về chuyên mơn của bộ mơn này có nhiều phần mềm dạy học Tiếng Anh trên mạng, nhưng mặt khác cũng phải thừa nhận sự tích cực và nhận thức đúng đắn của bộ môn này trong việc triển khai và ứng dụng CNTT trong dạy học.
+ Bộ môn Võ thuật: Giáo viên bộ mơn cũng đã tích cực ứng dụng CNTT vào cơng tác giảng dạy. Tuy nhiên do đặc thù bài giảng chủ yếu là các động tác và tập ngoài trời nên việc ứng dụng CNTT trong dạy học là rất ít, chủ yếu tập trung trong khoảng 25 phút giảng lý thuyết đối với các giáo viên tham gia dạy giỏi, hội giảng. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng Powerpoint có kèm tranh ảnh minh họa. Như vậy cùng với việc khơng có các điều kiện ràng buộc và động cơ thúc đẩy do đó cơng tác ứng dụng CNTT tại bộ môn này là bỏ ngỏ.
+ Các bộ môn thuộc khối chuyên ngành như: Chuyên ngành Cảnh sát trại giam, Cảnh sát giao thơng, Kỹ thuật hình sự, Quản lý hành chính thì mức độ ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng có thường xuyên trong đó họ sử dụng nhiều tranh ảnh để minh họa cho các bài giảng của mình như các vật chứng, dấu vết, hình ảnh về thuốc phiện…điều đó cho thấy các bộ mơn này đã ứng dụng CNTT trong việc tìm kiếm các dữ liệu, hình ảnh cho công tác chuyên môn và đã ứng dụng trong thiết kế bài giảng, tuy nhiên việc ứng dụng này chủ yếu là ở mức đơn giản chèn tranh, ảnh và các video clip thay cho phấn bảng.
Như vậy, để việc ứng dụng CNTT trong dạy học được nhân rộng, giáo viên cần nhận thức tốt về tác dụng vai trò ứng dụng CNTT trong dạy học, các CBQL quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ họ bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng ứng dụng cao: Các phần mềm biên tập hình ảnh, video, kỹ năng ứng dụng Web, kỹ năng thiết kế bài giảng e-learning; các phần mềm về chuyên ngành phù hợp với chun mơn thì chắc chắn cơng tác ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ khả quan và hiệu quả hơn rất nhiều.
2.3.2.3. Thực trạng kỹ năng, ứng dụng CNTT trong dạy học
N= 150
TT Các kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học Biết% Khôngbiết % Microsoft Word 1 Foot notes 30.2 69.8 2 Caption 24 76 3 Table of Contents 27.8 72.2 4 Bookmark 13.5 86.5 5 HyperLink 15.5 85.5 6 Track change 19.0 81.0
7 Header and Footer 76.0 26.0
8 Equation 80.0 20.0 9 Dropcap 79.4 20,6 10 Text Derection 79.4 20,6 Microsoft Excel 1 Sum 80.2 19.8 2 If 80.2 19.8 3 Average 80.2 19.8 4 Rank 40.5 59.5 5 Vlookup, Hlookup 40.5 59.5 6 Sort 45.2 54.8 7 Filter 45.2 54.8
8 Hide and Unhide Column 36.0 64.0
9 Row to repeat at to 41.3 58.7
10 Header and Footer 85.0 15.0
Microsoft Power point
1 Slide Master 87.3 12.7 2 Insert Movie 61.9 38.1 3 Insert Sound 61.9 38.1 4 Insert picture 77.0 13.0 5 Motion Path 30.9 69.1 6 Slide Transition 81.5 18.5 7 Custom Show 29.1 70.9 8 HyperLink 30.7 69.3 9 Align of Distribute 41.3 58.7
10 Insert Flash Movie 26.6 73.6
Qua khảo sát cho thấy hầu hết các giáo viên sử dụng bộ công cụ Office tương đối tốt.
Về Microsoft Word: Các chức năng cơ bản giúp soạn thảo bài giảng, biên soạn tài liệu thì hầu hết các CBQL và giáo viên đều có thể sử dụng được, tuy nhiên một số chức năng nâng cao như Foot notes, Caption, Bookmark, HyperLink, Track changed số người biết rất ít khoảng dưới 23%, số người khơng biết chiếm khoảng trên 80%, do đó việc phải bồi dưỡng nâng cao về Word cho nhóm này là rất cần thiết.
- Về Microsoft Excel: Các hàm tính tốn cơ bản, giúp thống kê số liệu thì hầu hết số CBQL và giáo viên đều biết, chỉ có khoảng dưới 25% giáo viên khơng biết các chức năng này. Các chức năng hỗ trợ nâng cao như: Rank (59.5%), Vlookup, Hlookup (59.5%), Hide and Unhide Column (64%), Row to repeat at to(58.9%) số người không biết.
- Về Microsoft Power Point: Phần mềm giúp xây dựng bài giảng điện tử với các slide, kết quả tương đối khả quan, với kết quả khảo sát thu được nhận thấy hầu hết các giáo viên đều biết các chức năng để biên soạn và trình chiếu các slide với các kỹ năng chèn tranh, ảnh, âm thanh và tạo các hiệu ứng trình chiếu. Tuy nhiên, một số chức năng: Motion Path(69.1%), Custom Show (70.9%), HyperLink (69.3%), Align of Distribute (58.7%), Insert Flash Movie (73.6%) là khơng biết, tỷ lệ khá cao. Do đó cần phải tập huấn, bồi dưỡng Power Point nâng cao trong toàn trường.
Bảng 2.9. Kỹ năng sử dụng các nhóm phần mền đồ họa, phần mền biên tập video, phần mền ứng dụng dùng cho chuyên ngành trong dạy học
N= 150
TT Các kỹ năng ứng dụng CNTT trongdạy học
Sử dụng thành thạo (%) Có sử dụng (%) Chưa sử dụng (%) A Nhóm phần mềm đồ họa 1 Phần mềm Paint 35.5 58.2 6.3 2 Phần mềm Photoshop 7.9 39.7 52.4 3 Phần mềm Macromedia Flash 0 2.7 97.3
TT Các kỹ năng ứng dụng CNTT trongdạy học Sử dụng thành thạo (%) Có sử dụng (%) Chưa sử dụng (%) 4 Phần mềm Gif Animator 0 0 100 5 Phần mềm AutoCAD 0 0 100 B Nhóm phần mềm biên tập Video 1 Phần mềm Proshow Gold 0 3.5 96.5
2 Phần mềm Window Movie Maker 1.5 5.4 93.1
3 Phần mềm Studio 2.5 6.5 91
C Nhóm phần mềm ứng dụng dùng cho chuyên ngành
1 Phần mềm nhận diện vân tay tự động - C@FRIS
0 0 100
2 Camera giám sát giao thông- REG-L1 License Plate Cameras
0 0 100
3 Phần mềm ứng dụng trong quản lý hồ sơ- HRMan
0 0 100
4 Phần mềm tái tạo khn mặt- Faces 0 0 100
Nhóm phần mềm đồ họa: Phần mềm Paint số người sử dụng thành thạo
và có sử dụng chiếm tỷ lệ cao, chỉ có 6.3% là chưa sử dụng, tuy nhiên phần mềm đồ họa này hiện nay hầu như khơng phổ biến nữa vì chất lượng ảnh và sự tích hợp của nó với những phần mềm khác hạn chế. Phần mền Photoshop phổ biến dùng hiện nay chỉ có 7.9% là sử dụng thành thạo, 39.7% có sử dụng, 52.4% là chưa sử dụng. Nhóm phần mềm này ta có thể mời số người sử dụng thành thạo để tập huấn bồi dưỡng cho những người chưa biết hoặc chưa thành thạo. Phần mềm Macromedia Flash, số người sử dụng thành thạo là khơng có ai, có sử dụng 2.7%, chưa sử dụng có 97.3%, số người có sử dụng ở nhóm này là rất ít chỉ có vài người sử dụng vì họ có tham gia làm trang web của trường, phần mềm Gif Animator, Auto Cad 100% chưa ai sử dụng phần mềm
này. Nhóm phần mềm này ta phải mời giáo viên từ bên ngoài vào và tiến hành tập huấn cho tồn bộ giáo viên.
Nhóm các phần mềm biên tập Video: Số người sử dụng thành thạo
chiếm dưới 2.5%, số giáo viên chưa sử dụng chiếm tỷ lệ tương đối cao 91%. Điều đó cho thấy kỹ năng ứng dụng CNTT có tích hợp đa phương tiện của giáo viên trường trung cấp CSND I cịn hạn chế.
Nhóm phần mềm ứng dụng dùng cho chuyên ngành: 100% giáo viên
nhà trường chưa sử dụng, nên chăng các nhà quản lý cần quan tâm, trang bị những phần mềm dùng cho chuyên ngành của giáo viên để họ có thể ứng dụng nó vào giảng dạy một mặt nâng cao kỹ năng ứng dụng vào CNTT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo.
2.3.2.4. Thực trạng CSVC phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học
Để ứng dụng CNTT trong nhà trường thì CSVC là yếu tố khơng thể thiếu. Qua khảo sát có thể nhận thấy rằng CSVC như hiện nay tại trường Trung cấp CSND I thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cịn gặp nhiều khó khăn.
Theo số liệu cung cấp bởi phòng hậu cần trang thiết bị của nhà trường hiện nay số lượng máy tính, trang thiết bị CNTT đã được trang bị trong nhà trường như sau:
Bảng 2.10. Thực trạng cơ sở vật chất trang thiết bị Nhà trường
T