ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIÊP TỤC NGHIÊN CỨU 1 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 28 - 31)

1.3.1. Đánh giá chung về các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án

Qua tổng thuật tình hình nghiên cứu về QLNN, KSQLNN và thể chế pháp lý về KSQLNN, có thể đánh giá khái quát một số điểm như sau:

(1)- Quyền lực nhà nước và KSQLNN là vấn đề được quan tâm trên nhiều phương diện, cả về lý luận và thực tiễn, cả ở trong nước và nước ngồi, cả về chính trị học, xã hội học và luật học… vì vậy, số lượng các cơng trình nghiên cứu về QLNN, KSQLNN đã có khá nhiều. Nghiên cứu về QLNN là lý thuyết nền tảng hình thành nên các quan niệm về KSQLNN. Thể chế, thể chế pháp lý về KSQLNN luôn được xem là công cụ, phương tiện để thực hiện KSQLNN. Các quan niệm về quyền lực nhà nước, cơ chế tổ chức, vận hành

quyền lực nhà nước có lúc được trình bày trong những cơng trình nghiên cứu khái quát về quyền lực nhà nước, có lúc lại được viết như những cấu phần quan trọng không thể thiếu làm nền tảng cho các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu có liên quan đến QLNN như giám sát, kiểm soát QLNN. Mỗi bước phát triển trong lý luận và thực tiễn về QLNN đều là bước phát triển lý luận và thực tiễn về KSQLNN, trong đó có KSQLNN bằng thể chế, thể chế pháp lý. Mỗi khi yêu cầu KSQLNN được đề cao thì những nghiên cứu về thể chế pháp lý KSQLNN được đẩy mạnh.

(2)- Cho đến nay, các nghiên cứu đã công bố đều cơ bản thừa nhận quyền lực nhà nước có ngu n gốc từ Nhân dân, thuộc về Nhân dân, để phục vụ Nhân dân; quyền lực đó là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. KSQLNN là một nhu cầu tất yếu, cần thiết, làm tăng thêm sức mạnh và tính chính đáng của quyền lực nhà nước. Những luận giải về ngu n gốc, lý do, u cầu và mơ hình kiểm sốt quyền lực nhà nước gắn liền với dân chủ và phát triển xã hội, khẳng định tính cần thiết và chính đáng của vấn đề kiểm sốt quyền lực nhà nước trong các cơng trình rất phong phú, đa dạng và đó là ngu n tư liệu cần thiết để tham khảo, nghiên cứu.

(3)- Nội dung các cơng trình được cơng bố trong thời gian gần đây đã nghiên cứu, luận bàn về vấn đề quyền lực nhà nước, KSQLNN từ các phương diện khác nhau với cách tiếp cận mới, đậm nét thực tiễn và xu thế phát triển xã hội. Được sự khẳng định trong Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp năm 2013, những nghiên cứu về thể chế pháp lý KSQLNN được phát triển mạnh mẽ; có những đề cập về lý luận, về thực trạng và một số kiến nghị về hoàn thiện thể chế pháp lý KSQLNN ở mức độ khác nhau.

(4)- Về tình hình nghiên cứu trong nước: Tuy đã có khá nhiều cơng trình gián tiếp hoặc trực tiếp đề cập đến thể chế pháp lý về KSQLNN song cũng cho thấy những nghiên cứu về thể chế còn chưa đưa ra được quan niệm

thống nhất chung. Nghiên cứu lý luận về thể chế pháp lý, trong đó thể chế pháp lý KSQLNN, còn chưa được quan tâm tồn diện, chưa có cơng trình nào coi thể chế pháp lý về KSQLNN là một đối tượng nghiên cứu có tính chỉnh thể mà chỉ mới dừng lại ở mức độ những vấn đề lý luận phải giải quyết khi nghiên cứu về cơ chế pháp lý KSQLNN.

(5)- Về tình hình nghiên cứu ở nước ngồi: Có thể nhận thấy vấn đề kiểm sốt quyền lực nhà nước, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đã được các học giả trên thế giới nghiên cứu từ rất sớm. Nhiều cơng trình nghiên cứu thực sự là nền móng về lý thuyết, đem lại những tri thức mới cho nhân loại về vấn đề KSQLNN; hình thành nên những tư tưởng, học thuyết chính trị - pháp lý về QLNN và KSQLNN. Những cơng trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã phản ánh sinh động thực tiễn pháp lý đa dạng, phong phú, với những nền tảng thể chế khác nhau có tác động đến thể chế pháp lý về KSQLNN ở các quốc gia trên thế giới. Các cơng trình trên là ngu n tư liệu và là những kinh nghiệm quý để tham khảo, nghiên cứu ở Việt Nam.

(6)- Kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên đây đã gợi mở, cung cấp thông tin, phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề trong nhiều nội dung của Luận án. Tuy nhiên, tổng thuật nội dung và điểm luận những tài liệu nghiên cứu ở các phần trên cho thấy vấn đề thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam còn những khoảng trống về lý luận chưa được đề cập đầy đủ, toàn diện, chẳng hạn như: quan niệm về thể chế còn chưa thống nhất; có chỗ cịn quan niệm ch ng lấn giữa thể chế, thiết chế và cơ chế; các nghiên cứu về thể chế pháp lý KSQLNN mới tiếp cận và giải quyết những vấn đề đơn lẻ, chưa coi thể chế pháp lý KSQLNN như là một hệ thống có tính chỉnh thể, có vị trí, vai trị tương đối độc lập, có lịch sử hình thành và phát triển, vì vậy, chưa quan tâm các giải pháp xây dựng mơ hình thể chế KSQLNN ở nước ta một cách tổng thể, đặc biệt trong bối cảnh triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w