Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu trước đây, Luận án này tiếp tục nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cụ thể sau:
Một là về mặt lý luận phải làm rõ:
- Thể chế là gì, thể chế pháp lý là gì? Thể chế pháp lý về kiểm sốt quyền lực nhà nước là gì, bao g m những bộ phận, những nội dung nào, thể hiện dưới những hình thức như thế nào?
- Bản chất, đặc điểm, vai trò, thể chế pháp lý về KSQLNN trong mối quan hệ với các yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý KSQLNN ở nước ta.
- Tổng hợp kinh nghiệm xây dựng thể chế pháp lý về KSQLNN của một số nước, rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Khái quát quá trình hình thành, phát triển thể chế pháp lý về KSQLNN ở nước ta qua các thời kỳ xây dựng và thực hiện các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); tập trung vào đánh giá thực trạng thể chế và việc thực hiện thể chế pháp lý về KSQLNN ở Việt Nam hiện nay, trọng tâm là theo nội dung Hiến pháp năm 2013.
Ba là, nêu ra những yêu cầu và đề xuất những giải pháp hồn thiện thể
chế pháp lý về kiểm sốt quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh tình hình mới.
Các vấn đề được phân tích trong Luận án sẽ có nhiều điểm mới về lý luận, sát với thực tiễn hơn, bởi vì được nghiên cứu trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và các luật mới được ban hành gần đây; đ ng thời, trên nền tảng lý luận đã có bước phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1/2016) - Đại hội ghi dấu ấn mạnh mẽ của thời kỳ đổi mới tồn diện và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của đất nước.
Tiểu kết Chương 1
Tổng thuật các cơng trình đã cơng bố trong và ngồi nước liên quan đến đề tài luận án cho thấy đã có nhiều nghiên cứu về các vấn đề: quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Một số cơng trình nghiên cứu về cơ chế pháp lý, những yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước, bao g m: thể chế pháp lý, các thiết chế và các điều kiện vận hành của cơ chế trong mối quan hệ tương tác hữu cơ với nhau, tạo thành tính chỉnh thể sống động của cơ chế. Trong khi nghiên cứu về cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến thể chế với quan niệm đó là những quy định của pháp luật làm nền tảng cho sự vận hành của cơ chế. Một số tác giả đã phân tích thực trạng hệ thống pháp luật hiện hành quy định về kiểm soát quyền lực nhà nước và kiến nghị tiếp tục hồn thiện các quy định đó.
Tuy nhiên, điểm luận các cơng trình đã cơng bố cũng cho thấy chưa có tác giả nào đặt thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước là đối tượng nghiên cứu một cách trực tiếp và toàn diện, trong tính chỉnh thể, tính hệ thống và mối quan hệ hữu cơ của nó với các bộ phận cấu thành cơ chế. Vì vậy, các vấn đề lý luận về thể chế, thể chế pháp lý, thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước chưa được giải quyết một cách thấu đáo. Các mô tả, đánh giá về thực trạng và đề xuất giải pháp trong các cơng trình đã nghiên cứu trước Luận án hầu như chưa đi sâu vào thể chế pháp lý mà chỉ tiếp cận cơ chế pháp lý kiểm sốt quyền lực nhà nước nói chung; hoặc tập trung vào một khía cạnh, một bộ phận quy định nào đó của pháp luật về một vài hình thức cụ thể của kiểm soát quyền lực nhà nước, của cơ chế kiểm sốt bên trong hoặc bên ngồi. Tiếp cận vấn đề thể chế pháp lý kiểm sốt quyền lực nhà nước ở góc nhìn tổng thể, góp phần định ra mơ hình tổng quan của thể chế đó và đề xuất hồn thiện thể chế chính là nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo của Luận án.
Chương 2