Thực tiễn áp dụng thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài bộ máy Nhà nước

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 112 - 117)

nước từ bên ngoài bộ máy Nhà nước

*Đối với hoạt động KSQLNN của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trên cơ sở những quy định của pháp luật và Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, các cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa XI đã thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước. Kết quả cụ thể:

Có 104.114 tổ chức đảng được giám sát, trong đó: Trung ương giám sát 10 tổ chức; tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương giám sát 1.229 tổ chức; huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy giám sát 17.392 tổ chức; cấp ủy cơ sở giám sát 85.483 tổ chức. Qua giám sát phát hiện 1.100 tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm, trong đó chuyển kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 146 tổ chức đảng [26, tr.32, 93].

Về giám sát đối với đảng viên, theo tổng hợp thì:

Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy đã giám sát chuyên đề 110.100 đảng viên, trong đó tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương giám sát 991 đảng viên; huyện ủy và ban thường vụ huyện ủy và tương đương giám sát 24.305 đảng viên; cấp ủy cơ sở giám sát 84.804 đảng viên. Đảng viên được giám sát thuộc các lĩnh vực cơng tác đảng 11.751, nhà nước 21.568, đồn thể 5.258, lực lượng vũ trang 32.988, sản xuất, kinh doanh 19.504,... Qua giám sát phát hiện có dấu hiệu vi phạm là 2.333 đảng viên, chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm là 1.067 đảng viên [26, tr.93].

Tuy nhiên, cũng từ thực tiễn, vai trò thể chế pháp lý về sự kiểm sốt của Đảng đối với Nhà nước cịn những hạn chế và vấn đề đặt ra, thể hiện ở một số điểm sau:

Thứ nhất, trong thể chế chính trị, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà

nước và xã hội được khẳng định vững chắc cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, thể chế pháp lý về sự kiểm soát của Đảng cịn chưa đầy đủ. Ngồi quy định ở Điều 4 Hiến pháp 2013 về bản chất của Đảng và khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội thì hầu như hoạt động kiểm sốt của Đảng đối với nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước đều thông qua các quy định của Điều lệ Đảng, các quy chế do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ ban hành mà chưa có sự thể chế hố thành các quy định của nhà nước, tức là ngoài cơ sở hiến định ở Điều 4 thì thể chế pháp lý về kiểm sốt của Đảng đối với quyền lực nhà nước chưa được xây dựng thành luật hoặc văn bản dưới luật.

Thứ hai, trong thực tiễn, nhiều nơi chưa phân định được rõ ràng giữa

lãnh đạo của Đảng và quản lý, điều hành của Nhà nước; khơng có sự phân định rõ ràng thẩm quyền, chức năng, phương thức hoạt động giữa Đảng với Nhà nước nên đã phần nào làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả kiểm sốt của

Đảng đối với Nhà nước. Đó là những biểu hiện như nhà nước hố các cơng việc của Đảng hoặc hình thức hố các cơng việc của Nhà nước [63, tr.168].

*Đối với hoạt động KSQLNN của Nhân dân

Trong giai đoạn 2013 - 2015, hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội đã được đẩy mạnh thông qua các kế hoạch giám sát hằng năm, với những chủ đề giám sát được lựa chọn cụ thể, sát với đời sống dân sinh, như: việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có cơng; việc quản lý giá một số mặt hàng thiết yếu; … Hiện nay, Mặt trận có gần 40 tổ chức thành viên, các tổ chức thành viên hầu hết có mạng lưới tổ chức bộ máy từ trung ương tới cơ sở. Xu hướng phát triển thành viên của Mặt trận và hội viên của các tổ chức thành viên ngày càng mở rộng bao phủ toàn bộ mọi mặt của đời sống xã hội. Mặt trận và các tổ chức thành viên là các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đảm trách vai trò là các tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân và thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua hoạt động giám sát và phản biện của mình. Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn đã có Ban thanh tra nhân dân (với trên 12.400 Ban và 81.250 thành viên) là lực lượng trực tiếp tham gia thực hiện giám sát ở địa phương [2].

Các tổ chức chính trị - xã hội, g m: Cơng đồn Việt Nam là tổ chức của giai cấp cơng nhân với hơn 7,9 triệu đồn viên và 114.000 Cơng đồn cơ sở, tham gia giám sát và phản biện chính sách đối với người lao động. Đồn

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với tính chất là tổ chức đại diện, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đ ng với hơn 6 triệu đoàn viên và gần 7 triệu hội viên Hội liên hiệp thanh niên, 15 triệu thiếu niên, nhi đ ng. Hội Liên hiệp Phụ n Việt Nam có lực lượng chiếm trên 50% dân số và gần 15 triệu hội viên, Hội phụ nữ Việt Nam.

hội; đã tham gia giám sát và phản biện xã hội, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn... Hội Cựu chiến binh Việt Nam với gần 1,6 triệu hội viên/2,6 triệu cựu chiến binh và trên 1,1 triệu cựu quân nhân sinh hoạt trong 16.000 tổ chức Hội ở cơ sở [2].

Các tổ chức hội quần chúng khác, hiện nay nước ta có 400 hội có phạm

vi tồn quốc, bao g m: các hội nghề nghiệp, hội nhân đạo từ thiện, các hội của các tổ chức kinh tế, văn học nghệ thuật… (trong đó có 28 hội có tính chất đặc thù). Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép hơn 6500 hội có phạm vi hoạt động tại địa phương, chưa kể hàng vạn hội được thành lập, hoạt động tại các xã, phường, thị trấn, quận, huyện [2].

Vai trị của các cơ quan báo chí, nơi thể hiện tâm tư, nguyện vọng của người dân và phản ánh dư luận xã hội đối với hoạt động của nhà nước tăng lên rõ rệt. Hiện nay, cả nước có 812 đơn vị báo chí. Trong đó, báo in có 197 đơn vị (84 báo trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể, 113 báo địa phương); có 615 tạp chí (488 tạp chí Trung ương, ngành, đồn thể Trung ương và 127 tạp chí địa phương). Trong lĩnh vực thơng tin điện tử, có 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1174 trang thơng tin điện tử tổng hợp. Có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; 75 kênh truyền hình nước ngồi phục vụ 4,4 triệu th bao trên tồn quốc. Cả nước có gần 17.000 người làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo; có hơn 21.000 hội viên Hội nhà báo sinh hoạt trong các hội, liên chi hội và chi hội nhà báo… Đây là những chủ thể tham gia tích cực hoạt động KSQLNN, đ ng thời là những phương tiện quan trọng để nhân dân thực hiện quyền KSQLNN ở nước ta [2].

Bên cạnh kết quả đạt được, về mặt thể chế cũng như thực trạng vận hành các thể chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm sốt quyền lực nhà nước hiện nay cịn có những hạn chế sau:

Một là sau khi ban hành Hiến pháp 2013, việc ban hành các luật để cụ

do ngơn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình,… vẫn cịn chậm. Đa số các luật đến nay vẫn đang trong quá trình chuẩn bị và còn nhiều ý kiến khác nhau cả về nội dung và tiến độ đưa vào chương trình làm việc của Quốc hội. Điều đó làm cho thể chế KSQLNN từ phía nhân dân chậm cập nhật các tinh thần mới của Hiến pháp 2013.

Hai là, các quy định về trách nhiệm công khai, minh bạch và hậu quả

pháp lý của việc thiếu cơng khai minh bạch, khơng bảo đảm; quy trình, thủ tục công khai, minh bạch của các cơ quan, cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước cịn thiếu đ ng bộ, không đầy đủ, chế tài không đủ mạnh nên việc kiểm sốt của nhân dân ít khả thi. Các thể chế về quyền khiếu nại, tố cáo chưa đảm bảo tính khách quan, dân chủ và thuận tiện cho việc thực hiện của nhân dân; việc khởi kiện hành chính của cơng dân tại Tồ án cịn bị hạn chế, trình tự thủ tục giải quyết chưa cụ thể, rõ ràng, thời gian kéo dài; chế tài xử lý trách nhiệm người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cụ thể...

Ba là, mối liên hệ giữa thể chế và thiết chế nhân dân kiểm sốt quyền

lực nhà nước cịn có điểm thiếu tính đ ng bộ, thể hiện ở chỗ khơng phân biệt rành mạch thế nào là đồn thể chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp… Quy chế giám sát và phản biện xã hội ban hành theo Quyết định 217QĐ/TW của Bộ Chính trị chỉ quy định Mặt trận và 05 đồn thể đó là: Cơng đồn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản H Chí Minh có quyền giám sát và phản biện xã hội. Một số tổ chức chính trị - xã hội khác, như: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam… thì theo quy chế chưa được quy định thẩm quyền giám sát và phản biện một cách độc lập mà phải thông qua tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bốn là các yếu tố về phương thức thực hiện, cụ thể là trình tự, thủ tục,

thể hiện cịn thiếu tính đ ng bộ, một số quy định chưa cụ thể hoặc không thuận tiện nên cơ chế vận hành hiệu lực, hiệu quả không cao. Các quy định về sự giám sát của nhân dân nằm tản mạn nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật, rườm rà, hình thức, mâu thuẫn, trùng chéo và khó thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã được đặt ra, nhưng quy định trách nhiệm tiếp thu, giải trình, phản h i chưa chặt chẽ, dẫn đến việc lấy ý kiến nhân dân phần lớn là hình thức và chưa tạo được sự quan tâm, động lực, hứng thú.

Năm là các thể chế tuy đã chứa đựng nhiều tư duy mới nhưng chưa đ ng bộ, toàn diện; các tư duy pháp lý cũ chưa được thay đổi căn bản nên cơ chế pháp lý nhân dân kiểm sốt quyền lực nhà nước vận hành thiếu nhất qn. Ví dụ như: Thể chế pháp lý về cơ chế kiểm soát của nhân dân đối với các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp đã mở ra, nhưng việc thực hiện các quy định này còn rất hạn chế. Đối với hoạt động bầu cử, thực tế cho thấy những quy định nặng về cơ cấu và thành phần. Các cuộc bầu cử khơng dựa trên tranh cử, tính cạnh tranh chưa cao, làm hạn chế sự lựa chọn của cử tri và làm cho việc bỏ phiếu có nơi mang tính hình thức. Quyền bãi nhiệm các đại biểu khơng cịn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội nhưng mức độ chi tiết hố cịn thấp. Điều 40, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định "Trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Uỷ ban

thường vụ Quốc hội quy định", tuy nhiên, cho đến nay, trình tự, thủ tục bãi nhiệm đại biểu Quốc hội của nhân dân chưa cụ thể, rõ ràng.

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w