Hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 138 - 139)

đối với chính quyền địa phương

- Trong những năm gần đây, việc kiểm sốt thực thi cơng vụ của chính quyền địa phương từ phía chính quyền trung ương có xu hướng bị bng lỏng. Cùng với đó, việc kiểm sốt có tính phân cơng, phân cấp trong thực hiện quyền lực giữa chính quyền địa phương đối với một số cơ quan trong chính quyền trung ương hầu như chưa được đặt ra và khơng có cơ chế thực hiện. Có nhiều ngun nhân cho thực trạng nêu trên, trong đó có các nguyên nhân về thể chế, nguyên nhân về sự chưa hợp lý của mơ hình chính quyền địa phương hiện hành, ngun nhân về sự thiếu vắng cơ sở lý luận khoa học đầy đủ và rõ ràng về phân cấp và các nguyên nhân thuộc về nhận thức và tổ chức thực hiện.

- Thời gian tới, việc phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền cần thực hiện một cách khoa học và gắn với tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, giám sát của chính quyền trung ương đối với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, việc thực thi quyền lực nhà nước có tính thơng suốt, liên tục. Cần bảo đảm quản lý thống nhất của các cơ quan nhà nước trung ương về thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra trong việc phân định thẩm quyền. Bên cạnh đó, cần triệt để tuân thủ yêu cầu cấp nào làm tốt nhất và hiệu quả nhất việc nào thì giao cấp đó thực hiện. Tinh thần chung, cấp trên chỉ làm những việc mà cấp dưới không thể làm được hoặc nếu làm thì sẽ khơng hiệu quả.

- Khuyến khích người dân tham gia vào quản lý, sử dụng công nghệ mới để xác lập một hệ thống giám sát, đánh giá độc lập của cơ quan hành chính cấp trên đối với việc thực hiện của các cơ quan trực thuộc. Nghiên cứu áp dụng các công cụ đánh giá độc lập mới, như: Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI),… để tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong đánh giá chất lượng, hiệu quả phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Về lâu dài, cần nghiên cứu áp dụng cơ chế tài phán hành chính đối với những tranh chấp về thẩm quyền của các cơ quan hành chính ở trung ương với chính quyền địa phương các cấp hoặc giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau khi nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp chính quyền đã được các đạo luật quy định chi tiết (theo các điều 11, 12, 13, 14 của Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015).

- Cần tiếp thu một số nội dung hợp lý của của nguyên tắc tự quản địa phương bằng việc thể chế hóa nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp, phân quyền để có thể thúc đẩy q trình phân cơng quyền lực giữa trung ương và địa phương đi đúng hướng, đúng bản chất. Xét về truyền thống lịch sử, tình hình hiện tại và xu hướng phát triển, nước ta có nhu cầu và cơ sở để tổ chức chính quyền địa phương theo mơ hình phân quyền và tự quản. Đây cũng là một điểm để thể hiện một cách hợp lý ngun tắc kiểm sốt giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương một cách linh hoạt.

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w