Vai trò của thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 41 - 45)

Từ khái niệm cho thấy thể chế pháp lý về KSQLNN khơng phải là gì khác mà là ý chí của nhân dân được đưa vào hiến pháp và pháp luật để kiểm soát quyền lực nhà nước. Thể chế pháp lý do Nhà nước ban hành nhưng

khơng phải ngay từ đầu nhà nước tự mình muốn hạn chế quyền lực mà phải do đòi hỏi của người dân và xã hội; xuất phát từ bản chất xã hội của nhà nước. Ở đây, ý chí của người dân đã được chuyển hố thành một phần “nhượng bộ” trong ý chí của giai cấp thống trị khi ý chí đó “được đề lên thành luật”, thể hiện sự thoả hiệp nhất định giữa nhà nước và xã hội. Với cách ban hành pháp luật về kiểm soát quyền lực, nhà nước đã tự mình cơng khai giới hạn quyền lực, tuyên bố và đặt ra cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Đây cũng là kết quả của quá trình con người nhận thức ra các mặt hạn chế của quyền lực nhà nước và cố gắng kiểm sốt nó bằng những cơng cụ hữu hiệu nhất, đặc biệt là thể chế pháp lý.

Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng thể chế pháp lý là hết sức quan trọng và cần thiết. Ngày nay, nhiều nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã chỉ ra

có các cơng cụ, biện pháp khác nhau để kiểm soát quyền lực nhà nước nhưng khơng cơng cụ nào có hiệu lực, hiệu quả bằng thể chế pháp lý. Nếu khơng có

thể chế pháp lý, thì sự kiểm sốt chỉ có thể là tự kiểm sốt hoặc kiểm soát một cách tuỳ tiện, ngẫu hứng, khơng theo chuẩn mực.

Tự kiểm sốt là sự kiểm sốt của các chủ thể quyền lực dựa trên cơ sở nhận thức của chủ thể thấy được sự cần thiết của việc kiểm soát nên tự giác thực hiện trong từng hành vi của mình. Sự tự kiểm sốt có tính chủ động, song trên thực tế, đó khơng phải là địi hỏi khách quan mà phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của chủ thể quyền lực. Mỗi chủ thể có mức độ “tự kìm chế” khác nhau, thậm chí thay đổi trong từng điều kiện, hồn cảnh khác nhau. Sự tự kiểm sốt mà chỉ nhờ cậy vào các yếu tố chủ quan, “đức tính tốt” của chủ thể kiểm sốt thì khó có thể ước lượng, đo đếm, và khó lên án hay xử lý.

Ngược lại, nếu để các chủ thể khác tuỳ tiện kiểm soát đối với chủ thể mang quyền lực nhà nước thì đó khơng cịn là quyền lực nhà nước nữa. Vì vậy, xã hội cần tới sự KSQLNN bằng thể chế pháp lý. Đó là những những ràng buộc có tính khách quan, được thiết kế cẩn thận, chặt chẽ, áp đặt, chi phối từ bên ngoài đối với chủ thể nắm quyền lực nhà nước; đ ng thời cũng tạo hành lang pháp lý để những hoạt động KSQLNN phải diễn ra đúng quy tắc, chuẩn mực, không can thiệp một cách tiêu cực vào hoạt động bình thường, hợp lý, hợp pháp của các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước.

Được sinh ra như một tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước, vai trò rất quan trọng của thể chế pháp lý về KSQLNN biểu hiện cụ thể ở những nội dung sau:

- Thứ nhất thể chế pháp lý về KSQLNN là yếu tố cấu thành nền tảng của cơ chế pháp lý KSQLNN.

Phải có thể chế pháp lý thì mới tạo nên cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước. Thể chế không tự sinh ra mà do các chủ thể có quyền ban hành ra. Tuy nhiên, khi đã được ban hành thì thể chế t n tại khách quan và tác động trở lại các thiết chế, kể cả chủ thể đã ban hành ra nó, để hợp thức hóa, chuẩn mực hóa, tạo nên sự ổn định, duy trì hoạt động của các thiết chế

trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Cũng có lúc thể chế có tính vượt trước, mở đường, kích thích để lập nên thiết chế mới. Thể chế được xây dựng trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định mà cơ chế kiểm soát quyền lực vận hành, nhưng cũng có lúc thể chế góp phần tạo nên những điều kiện, thúc đẩy hoặc duy trì sự tương tác giữa các bộ phận hợp thành để tạo ra cơ chế. Trong các yếu tố của cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước, thể chế có vai trị then chốt, là cơ sở, căn cứ pháp lý chi phối việc thiết lập các thiết chế và xác lập các khả năng, điều kiện bảo đảm cho việc hoàn thiện và hoạt động của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Khơng có thể chế pháp lý thì khơng có cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước.

- Thứ hai thể chế pháp lý về KSQLNN là cơng cụ phương tiện có hiệu lực và hiệu quả nhất trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.

Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước được quy định trong pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện nên có tính hiệu lực cao nhất, có giá trị phổ biến rộng nhất trong các loại thể chế; khơng ai có thể viện dẫn lý do khơng hiểu biết pháp luật để không tuân thủ những quy định ấy. Thể chế pháp lý về KSQLNN tạo ra sự rành mạch, công khai về thủ tục, thời hiệu, thời hạn, không gian, thời gian; tạo ra khả năng áp dụng các chế tài trừng phạt để ngăn ngừa những sao phạm trong tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước. Thể chế kiểm sốt quyền lực nhà nước có tác dụng phối hợp các hoạt động riêng rẽ của các tổ chức, cơ quan, cộng đ ng và cá nhân trong xã hội liên quan đến việc kiểm sốt quyền lực nhà nước, vì vậy tạo ra sự nhịp nhàng, gắn kết để hoạt động KSQLNN diễn ra có hiệu quả; giảm bớt tốn kém chi phí trong việc bảo đảm tính trong sạch của quyền lực nhà nước.

- Thứ ba thể chế pháp lý về KSQLNN biểu hiện mối quan hệ hai chiều một mặt gi a nhà nước với nhân dân và mặt khác gi a các cơ quan nhà nước với nhau. Các nghiên cứu hiện nay đều thừa nhận cơ chế và thể chế pháp lý về

soát bên trong và thể chế của cơ chế kiểm sốt bên ngồi bộ máy nhà nước. Nội dung các thể chế pháp lý về KSQLNN bên trong tạo ra sự ràng buộc, tác động giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước, trong chính việc giải quyết các cơng việc nội bộ của nhà nước, như chuyện một dự án luật làm sao được thông qua, hay việc một quyết định hành chính bị cản trở... Nội dung thể chế KSQLNN từ bên ngoài bộ máy nhà nước phản ánh một cơ chế rất phức tạp, với sự tham gia của nhiều chủ thể với vị trí, vai trị, tính chất, năng lực, động cơ, mục đích,… rất khác nhau. Lĩnh vực này cũng chịu sự chi phối, điều chỉnh của nhiều loại quan niệm, thể chế đan xen, trong đó địi hỏi thể chế pháp lý cần phải có vị trí, vai trị ngày càng dẫn dắt, quyết định.

- Thứ tư thể chế pháp lý về kiểm sốt quyền lực nhà nước góp phần làm cho quyền lực nhà nước được tổ chức và vận hành ổn đ nh chính đáng mạnh mẽ và hiệu quả hơn; hạn chế nh ng "mặt trái” nh ng "cản trở một cách vơ lối” có thể diễn ra khi các chủ thể lạm dụng vai trị kiểm sốt đối với chủ thể khác trong vận hành quyền lực nhà nước.

Khi các giá trị của dân chủ, pháp quyền được thể chế hóa trong hiến pháp và các đạo luật sẽ trở thành những giá trị cơng khai và vững chắc hơn. Theo đó, kiểm sốt quyền lực nhà nước chỉ theo nghĩa tích cực, nghĩa là ngăn chặn và giới hạn những quyền lực độc tài, bị tha hóa. Kiểm sốt quyền lực một cách hợp lý khơng làm cản trở hoạt động bình thường, đúng pháp luật của các chủ thể mang quyền mà chỉ nhằm xây dựng, định hướng quyền lực nhà nước theo những mục đích mà xã hội mong muốn; làm cho q trình quyết định chính sách trở nên sáng suốt, có trách nhiệm hơn. Sử dụng tốt thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực sẽ làm cho quyền lực nhà nước mạnh, thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vận hành phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn được nhân dân giao phó, tính dân chủ và pháp quyền được giữ vững, đảm bảo công bằng, công lý và trật tự xã hội, chống lại mọi

biểu hiện tha hóa, tiêu cực của quyền lực nhà nước, vi phạm quyền tự do của con người.

- Thứ năm thể chế pháp lý về KSQLNN là nh ng quy đ nh góp phần làm nên thể chế chính tr là yếu tố thể hiện bản chất và tính ưu việt của chế độ chính tr của mỗi quốc gia.

Thể chế chính trị là tổng thể các quy tắc điều chỉnh hoạt động của con người liên quan đến cơng việc của nhà nước [17]; nó bao g m các quy định về tổ chức, thiết kế, vận hành và tạo lập cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Thể chế pháp lý về KSQLNN hồn thiện, hiệu quả đến đâu thì thể chế chính trị của quốc gia cũng ưu việt và tiến bộ đến đó. “Sự hiện diện của những quy định trong Hiến pháp nhằm mục đích kiểm sốt hay là KSQLNN là dấu hiệu của dân chủ, của tiến bộ xã hội” [23, tr.28]. Có thể quan niệm thể chế pháp lý về KSQLNN là thể chế được ban hành để nhà nước quản lý chính mình, sau đó mới nhằm quản lý xã hội. Nội dung thể chế pháp lý về KSQLNN thể hiện nhận thức của nhà nước về bản chất, vai trò và phạm vi quyền lực của nhà nước trước những yêu cầu, đòi hỏi của người dân. Khi đòi hỏi về các giá trị dân chủ, quyền con người trong xã hội càng cao thì yếu tố kiểm sốt càng phải chú trọng nâng lên. Như vậy, có thể coi mức độ hồn thiện thể chế pháp lý về KSQLNN là những tiêu chí, chỉ số để đánh giá mức độ đạt được của một chế độ nhà nước pháp quyền tiến bộ.

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w