Nâng cao nhận thức về kiểm soát quyền lực nhà nước và vai trò của thể chế pháp lý trong cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 128 - 129)

trò của thể chế pháp lý trong cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước

Có thể khẳng định, khơng phải mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân ở nước ta hiện nay đều đã nhận thức đúng về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước. Việc quy định về hoạt động kiểm sốt trong pháp luật đã khó, thực hiện trên thực tế cịn khó hơn. Vì vậy, về mặt nhận thức, cần giải quyết các vấn đề sau:

(1)- Trước hết cần tìm hiểu đầy đủ về bản chất, mục đích, ý nghĩa, vai trị của kiểm sốt quyền lực nhà nước dựa trên triết lý mạch lạc về kiểm soát quyền lực nhà nước một cách hệ thống, khoa học, với các luận điểm đã được kiểm chứng tại nhiều quốc gia và trong thực tiễn tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam.

(2)- Cần xây dựng được quyết tâm chính trị cao trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước từ các nhà lãnh đạo, giới hoạt động chính trị và cán bộ quản lý nhà nước, trước hết là từ lãnh đạo Đảng và Nhà nước; từ đó mới quyết tâm xây dựng và hoàn thiện thể chế về kiểm sốt quyền lực, trong đó có thể chế pháp lý về kiểm sốt quyền lực nhà nước.

(3)- Cần tiếp tục nghiên cứu sâu, xây dựng nhận thức đúng đắn và đầy đủ về học thuyết chủ quyền nhân dân, chỉ có nhân dân là người chủ của tất cả quyền lực nhà nước, mọi cơ quan nhà nước đều phải chịu sự kiểm soát của nhân dân trong khi thực hiện quyền lực do nhân dân giao phó, đ ng thời phải chịu sự kiểm sốt lẫn nhau giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.

(4)- Cần nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc các ưu điểm, hạn chế của học thuyết phân chia quyền lực và những khả năng, lộ trình, những chi tiết phù hợp có thể áp dụng vào thực tiễn xây dựng bộ máy nhà nước ta. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu sâu về nội dung, phương thức kiểm sốt quyền lực

nhà nước, nhất là thơng qua các hoạt động: giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm sát,… bởi vì khơng có các hoạt động đó thì coi như khơng có kiểm sốt trên thực tế.

(5)- Cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về kiểm sốt quyền lực nhà nước. Về nội dung, đó là ngun tắc phải có kiểm sốt giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Điều này đòi hỏi khi xây dựng văn bản quy định chi tiết và cụ thể hoá các luật tổ chức các cơ quan trong bộ máy nhà nước luôn phải thiết kế sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau; đ ng thời, phải bảo đảm đầy đủ dân chủ trực tiếp và nâng cao chất lượng dân chủ đại diện của nhân dân thông qua việc cụ thể hoá các quy định về bầu cử, trưng cầu ý dân, quyền tiếp cận thông tin của người dân,… Về tinh thần, phải chú trọng chuyển tải tư tưởng dân chủ, pháp quyền, chủ quyền nhân dân, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong q trình cụ thể hố các quy định của Hiến pháp năm 2013 về KSQLNN.

(6)- Cần tổ chức thật tốt việc tuyên truyền, học tập, quán triệt sâu sắc, đầy đủ, kịp thời nội dung tư tưởng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (tháng 1/2016) về kiểm soát quyền lực nhà nước và xây dựng thể chế pháp lý về KSQLNN. Theo đó, thời gian tới phải chú ý “lãnh đạo việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước” [33].

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w