đảng, cơ quan nhà nước với kiểm soát của nhân dân
Kết luận số 01-KL/TW ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Bộ Chính trị (khố XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khố IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nhấn mạnh nhiều nội dung về hoàn thiện thể chế pháp lý KSQLNN, trong đó có lưu ý: “tăng cường sự gắn kết giữa giám sát của Quốc hội với kiểm tra, giám sát của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; bảo đảm quyền giám sát của nhân dân”. Để cụ thể hoá định hướng này, khi xây dựng từng bộ phận, từng văn bản quy
phạm pháp luật trong hệ thống thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, cần chú trọng tạo ra khả năng và điều kiện thuận lợi cho sự phối kết hợp giữa các hoạt động kiểm sốt của các cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát thuộc bộ máy Đảng (như uỷ ban kiểm tra, ban nội chính, các ban khác của Đảng ở các cấp), Nhà nước (như các cơ quan: Viện kiểm sát, thanh tra, pháp chế,…) và các hoạt động giám sát của nhân dân (thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể chính trị - xã hội,…). Sự phối hợp làm cho thế mạnh của hệ thống kiểm sốt này sẽ là sự bổ sung hồn thiện cho hệ thống kiểm soát kia để bảo đảm hiệu quả tối ưu cho mục đích kiểm sốt quyền lực nhà nước.
Các hình thức phối hợp này ở nước ta đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động nhà nước. Thời gian qua, các văn bản phổ biến được ban hành là các quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước với các đồn thể chính trị - xã hội trong lĩnh vực giám sát đối với quyền lực nhà nước. Các cơ cấu tổ chức hỗn hợp cũng đã được lập ra trong từng hoạt động cụ thể, như: các ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đ ng nhân dân, hội đ ng tuyển chọn thẩm phán, kiểm sát viên,... Tuy nhiên, những hình thức này cần được mở rộng và bảo đảm thực chất hơn nữa trong mọi hoạt động và mọi lĩnh vực, trong các nỗ lực cải cách thể chế của nhà nước ta hiện nay. Cụ thể, trong thực tiễn, cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa hoạt động giám sát của nhân dân, thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cũng như của Ban thanh tra nhân dân, với hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ, hoạt động kiểm tra của Đảng và hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đ ng nhân dân các cấp.
Tiểu kết Chương 4
Trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, kiểm soát quyền lực nhà nước là yêu cầu cấp thiết, hồn thiện thể chế pháp lý về kiểm sốt quyền lực nhà nước là bước đi tất yếu. Đ ng thời, quá trình này cũng nhằm để đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; hướng đến một hệ thống thể chế hoàn thiện về nội dung và hình thức, với những u cầu về tính dân chủ, pháp quyền, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thống nhất, đ ng bộ, minh bạch, vận hành có hiệu lực, hiệu quả.
Trên cơ sở nghiên cứu, trong chương 4 của Luận án đã đề xuất các giải pháp tổng thể để nâng cao nhận thức về kiểm soát quyền lực nhà nước và vai trò của thể chế pháp lý trong kiểm soát quyền lực nhà nước; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước; xây dựng các thiết chế và hồn thiện các yếu tố tác động tích cực đến thể chế pháp lý về kiểm sốt quyền lực nhà nước; hồn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; hồn thiện thể chế pháp lý kiểm sốt quyền lực nhà nước đối với chính quyền địa phương; xây dựng thể chế pháp lý về bảo vệ Hiến pháp, xây dựng các thiết chế có vai trị chun biệt trong hoạt động kiểm sốt quyền lực nhà nước; hoàn thiện thể chế pháp lý Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; tạo ra sự phối kết hợp đ ng bộ và hiệu quả giữa các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng, của Nhà nước và của Nhân dân.
KẾT LUẬN
Kiểm soát quyền lực nhà nước là nhu cầu tất yếu trong xã hội có nhà nước, nhất là ngày nay, khi mà hầu hết các nhà nước trên thế giới đều tuyên bố là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam, được sự đ ng thuận của Nhân dân, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã tạo ra một bước tiến lớn trong việc xác lập cơ sở hiến định về kiểm soát quyền lực nhà nước. Trách nhiệm của tồn Đảng, tồn dân và hệ thống chính trị nước ta hiện nay cũng như trong thời gian tới là phải tổ chức thực hiện tốt Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp năm 2013. Trong đó, những nội dung của Cương lĩnh và Hiến pháp về kiểm soát quyền lực nhà nước phải được nghiên cứu thấu đáo, tiếp tục thể chế hoá trong các quy định của luật và văn bản dưới luật, đ ng thời tổ chức thực hiện tốt pháp luật trong thực tiễn.
Là một trong những nghiên cứu đầu tiên, trực tiếp và đầy đủ, coi thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước là đối tượng nghiên cứu chính, Luận án này đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta, cụ thể như sau:
1- Tổng thuật và đánh giá tổng quan những cơng trình nghiên cứu đã cơng bố trong và ngồi nước về quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước và thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước. Chỉ ra những điểm còn để trống về mặt lý luận và thực tiễn, những điểm còn chưa thống nhất trong quan niệm về thể chế, thể chế pháp lý, thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước và xác định những vấn đề mà Luận án phải giải quyết.
2- Trên cơ sở phân tích, so sánh, kế thừa những thành tựu nghiên cứu trước, Luận án đã phân tích các khái niệm chính của đề tài, như: quyền lực nhà nước, kiểm sốt quyền lực nhà nước, thể chế, thể chế pháp lý; đặc biệt là
khái niệm trung tâm “thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước”. Luận án đã phân tích vai trị, đặc điểm, nội dung, hình thức, các bộ phận hợp thành của thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta. Luận án cũng đã trình bày khái quát những kinh nghiệm về thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước trên thế giới và những giá trị có thể tham khảo, vận dụng ở Việt Nam.
3- Khái quát sự hình thành, phát triển thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay. Đ ng thời, tập trung mô tả thực trạng thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước hiện nay trên nền tảng Hiến pháp năm 2013, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các luật về các quyền cơ bản của công dân được xây dựng trong thời gian gần đây. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra khi áp dụng thể chế đó vào thực tế.
4- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận án đã nêu các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm sốt quyền lực nhà nước, trong đó có các giải pháp chung, các giải pháp hồn thiện thể chế pháp lý kiểm sốt quyền lực nhà nước từ bên trong, các giải pháp hồn thiện thể chế pháp lý kiểm sốt quyền lực nhà nước từ bên ngoài, hoàn thiện thể chế pháp lý về bảo vệ Hiến pháp, và nhấn mạnh phải có sự phối hợp giữa các cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước trên nền tảng thể chế pháp lý để không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước.
Do đề tài có phạm vi rộng, khối lượng tư liệu và hệ thống văn bản pháp luật thực định phải tiếp cận nhiều, trong thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, nên Luận án mới chỉ tiếp cận thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước ở mức độ tổng quát nhất. Mong rằng từ nghiên cứu này sẽ góp phần nhìn nhận tổng thể mơ hình kiểm soát quyền lực nhà nước, thấy sự cân đối giữa các bộ phận của thể chế, và gợi ra các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng để thể chế đó ngày càng hồn thiện chi tiết./.