Các bộ phận hợp thành thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 56 - 60)

nhiều văn bản để hướng dẫn, chi tiết hoá Hiến pháp và các luật trên, đó có thể là các thơng tư, quyết định,... của các cơ quan nhà nước có chứa quy phạm pháp luật về KSQLNN. Điều đặc biệt là ở Việt Nam, các nghị quyết liên tịch của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đồn Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định về hình thức giám sát, phản biện xã hội cũng là một loại văn bản chứa đựng thể chế pháp lý về KSQLNN.

2.2.3. Các bộ phận hợp thành thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước lực nhà nước

Thể chế pháp lý về KSQLNN không phải là một số những quy định rời rạc mà phải là một hệ thống có tính chỉnh thể, có sự thống nhất nội tại, bao g m những tiểu hệ thống hợp thành. Đương nhiên, ở những thời điểm nhất định, trong hệ thống thể chế không phải tiểu hệ thống nào cũng đã đầy đủ, mà có bộ phận thì tương đối hồn thiện, có bộ phận đã được định hình, có bộ phận mới chỉ là những nét phác thảo.

Có nhiều cách phân chia bộ phận hợp thành thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước theo những cơ sở và mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Có nghiên cứu cho rằng thể chế pháp lý về KSQLNN ở nước ta hiện nay bao g m thể chế kiểm sốt bên ngồi, thể chế kiểm sốt bên trong và thể chế bảo vệ Hiến pháp [50]. Có những nghiên cứu phân chia thể chế pháp lý về KSQLNN thành những bộ phận nhỏ hơn, theo từng chủ thể, như: kiểm soát của các cơ quan trong bộ máy nhà nước (trong đó lại có thể chia ra: Quốc hội trong cơ chế KSQLNN, Chính phủ trong cơ chế KSQLNN, Tồ án trong cơ chế KSQLNN,…) [38], [57], [73], [54],…; kiểm soát QLNN của Đảng [63], kiểm sốt QLNN của Nhân dân

[2]. Có những nghiên cứu phân chia theo các quy định của pháp luật về từng hình thức kiểm sốt QLNN, như: pháp luật về giám sát và phản biện xã hội,

pháp luật về khiếu nại, tố cáo,… Với cách tiếp cận thể chế pháp lý về KSQLNN ở mức độ tổng thể, khái quát nhất, Luận án này trình bày hệ thống thể chế pháp lý về KSQLNN g m 02 bộ phận:

(1)- Thể chế pháp lý về KSQLNN bên trong bộ máy nhà nước

Theo Hiến pháp hiện hành, tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta được thể hiện thông qua bộ máy của Nhà nước tạo nên bởi hệ thống các cơ quan nhà nước g m: Các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đ ng nhân dân), các cơ quan quản lý nhà nước (Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp), các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định), các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát khác do luật định), Chủ tịch nước (nguyên thủ quốc gia), Hội đ ng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

Về cơ bản, thể chế kiểm soát quyền lực bên trong bộ máy nhà nước dựa trên nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Nguyên tắc này đã bao hàm sự kiểm soát theo chiều ngang ở cấp trung ương, và những mối quan hệ có tính chất kiểm sốt lẫn nhau theo chiều dọc giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương, giữa các cơ quan chính quyền địa phương cấp trên với chính quyền địa phương cấp dưới; và giữa các cơ quan trong cùng cấp chính quyền địa phương với nhau.

Sở dĩ có thể quan niệm như vậy vì trong tổ chức quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 thì Quốc hội được phân cơng thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; Chính phủ được phân cơng thực hiện quyền hành pháp và Tòa án được phân công thực hiện quyền tư pháp. Song trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp còn có sự tham gia của các chủ thể khác. Chẳng hạn như: có

thể coi là Quốc hội uỷ quyền lập pháp cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành các pháp lệnh hay Chính phủ ban hành các nghị định để kịp thời điều chỉnh những lĩnh vực chưa có luật điều chỉnh (gọi là loại nghị định “không đầu” – xem [38]); Quốc hội cũng để phạm vi cho các Hội đ ng nhân dân được ban hành nghị quyết để quyết định cụ thể một số chính sách ở địa phương. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp nhưng Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền hạn và trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật trong địa phương quản lý; kể cả việc ban hành một số chính sách đặc thù ở địa phương đó. Sự tham gia dù ở tính chất, mức độ khác nhau của các cơ quan trong thực hiện QLNN tạo ra đặc điểm của thể chế pháp lý về KSQLNN ở nước ta.

Trong các chiều cạnh của KSQLNN trong bộ máy nhà nước thì kiểm sốt theo chiều ngang ở cấp trung ương là nội dung đặc trưng cần quan tâm nhất, bởi vì chỉ có ở cấp Trung ương, nhất là đối với mơ hình nhà nước đơn nhất như Việt Nam, thì quyền lực nhà nước mới có biểu hiện tập trung đầy đủ 3 bộ phận lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, kiểm soát giữa cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới và kiểm soát giữa cơ quan quyền lực nhà nước với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là những yếu tố không thể thiếu tạo nên tổng thể cơ chế KSQLNN ở nước ta.

(2)- Thể chế pháp lý về kiểm sốt quyền lực nhà nước từ bên ngồi bộ máy nhà nước

Ở nước ta, do đặc điểm tổ chức, vận hành của hệ thống chính trị đã nêu trên và lịch sử xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đến ngày nay đã tạo ra những đặc điểm riêng về thể chế pháp lý KSQLNN từ bên ngồi, với vai trị của các chủ thể đặc biệt:

+ Thể chế kiểm sốt quyền lực nhà nước từ phía Đảng Cộng sản Việt Nam. Về nguyên tắc, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Với vai trò

lãnh đạo, Đảng có quyền và trách nhiệm phải KSQLNN. Trong thực tiễn, Đảng có tổ chức bộ máy của mình là những cơ quan thiết lập gần như song song

với cơ quan nhà nước, mỗi ban của Đảng có thể kiểm tra, giám sát một số cơ quan của bộ máy nhà nước. Hơn nữa, Đảng đã có một phần “hố thân vào nhà nước” thông qua các tổ chức cơ sở đảng được thiết lập trong các cơ quan nhà nước, qua sự lãnh đạo của các ban cán sự đảng, đảng đoàn, qua nguyên tắc báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng, qua vai trò của những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan nhà nước, qua sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng đối với các lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, Đảng thực hành quyền KSQLNN hiện nay chủ yếu dựa trên Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng. Việc xây dựng thể chế pháp lý cho sự KSQLNN của Đảng là vấn đề đặt ra cần nghiên cứu về lý luận và thực tiễn.

+ Thể chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, trong đó quy định để

các cá nhân, tổ chức trong xã hội kiểm soát quyền lực nhà nước. Nhân dân với

nghĩa tập hợp người gồm tồn thể cơng dân của nước Việt Nam, là chủ thể tối

cao của quyền lực nhà nước, có quyền kiểm sốt quyền lực mà mình đã giao quyền, ủy quyền cho các cơ quan nhà nước thực hiện. Kiểm sốt của tồn thể Nhân dân đối với quyền lực nhà nước thể hiện trong một số trường hợp, ví dụ: khi Nhân dân tham gia góp ý Hiến pháp, tham gia bầu cử, hoặc tham gia cuộc trưng cầu ý dân về một vấn đề nào đó. Nhân dân, thơng qua các tổ chức chính tr

- xã hội do nhân dân lập ra để kiểm sốt quyền lực nhà nước (đó là thơng qua

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội). Nhân dân,

thông qua quyền tự do ngôn luận tự do báo chí để KSQLNN. Trong đó, cơ

quan báo chí vừa là chủ thể, vừa là phương tiện để nhân dân KSQLNN. Nhân dân cịn có quyền làm chủ thể kiểm sốt trực tiếp quyền lực nhà nước thơng qua các thiết chế dân chủ ở cơ sở như: thanh tra nhân dân, tập thể lao động, ban giám sát đầu tư của cộng đ ng. Nhân dân,với tư cách cá nhân cơng dân cũng có thể tham gia kiểm sốt quyền lực nhà nước theo các quy định về quyền tiếp cận thông tin (Điều 25 Hiến pháp năm 2013), quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 30 Hiến pháp năm 2013), …

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w