Hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 121 - 122)

nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế

Bối cảnh hiện nay, đất nước ta đã trải qua 30 năm đổi mới và đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Dân chủ XHCN và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy. Quan điểm và thể chế về Nhà nước pháp quyền XHCN tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả được nâng lên. Đã thể chế hoá kịp thời Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), xây dựng và ban hành Hiến pháp năm 2013. Những thành quả nêu trên tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đứng trước nhiều thách thức. Có nhận định, nước ta chủ yếu mới đổi mới về kinh tế, mà cũng mới đi nửa đường, cịn văn hóa và chính trị thì cơ bản chưa đổi mới [52]. Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới của Đảng khẳng định rõ: “Đổi mới chính trị phải đ ng bộ, phù hợp với đổi mới kinh tế, trọng tâm là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN”; và cần “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế một cách toàn diện” [32, tr.141,132]. Về nguyên lý, một thể chế phù hợp với thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp khơng cịn phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Khi nước ta gia nhập TPP và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, vấn đề không chỉ là kinh tế mà cách thức can thiệp của nhà nước vào thị trường và xã hội cũng phải theo những chuẩn mực của thế giới hiện đại; tính minh bạch của các cơ quan quản

lý phải nâng lên; thủ tục hành chính so với các nước phải có sự tương thích để thuận lợi trong giao dịch, thúc đẩy kinh tế phát triển,… Chính vì vậy, những kinh nghiệm về kiểm soát quyền lực nhà nước ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển (đã nêu tại phần 2.3 Chương II của Luận án) cần được nghiên cứu vận dụng nghiêm túc và cầu thị.

Về mặt thể chế, Đại hội XI xác định 03 đột phá chiến lược, trong đó hàng đầu là “hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đến Đại hội XII của Đảng, vấn đề thể chế tiếp tục được nhấn mạnh, với mục tiêu: “đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đ ng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đ ng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường”[33]. Bước vào thời kỳ mới, “Động lực tổng quát là đổi mới và hội nhập… cần được khơi dậy và phát huy có hiệu quả bằng thể chế, chính sách và cơ chế cùng các điều kiện thực hiện”[32, tr.223], “tập trung tháo gỡ những vướng mắc về tổ chức bộ máy, thể chế, cơ chế, chính sách”.

Những nhận định tình hình và u cầu nêu trên cho thấy việc hoàn thiện thể chế quản lý đất nước nói chung, trong đó có thể chế pháp lý về KSQLNN nói riêng, là nội dung quan trọng và cấp thiết của một xu thế không thể đảo ngược là đổi mới và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w