Đặc điểm của thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 45 - 50)

nước ở Việt Nam

Với những đặc trưng trong khái niệm đã nêu, thể chế pháp lý về KSQLNN khác với các thể chế thông thường ở một số điểm cơ bản, như: Xã hội phải phát triển đến một trình độ nhất định, trong đó nền dân chủ và pháp quyền phải có một địa vị tương xứng, thì mới có thể chế pháp lý về KSQLNN. Khi xây dựng bộ máy nhà nước, việc lựa chọn mơ hình chính thể

nào, khẳng định bản chất của nhà nước ra sao có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành thể chế pháp lý về KSQLNN. Việc có thừa nhận và áp dụng ở mức độ cần thiết những yếu tố hợp lý của học thuyết phân chia quyền lực là tiền đề lý luận và thực tiễn để hình thành thể chế pháp lý về KSQLNN. Thể chế pháp lý về KSQLNN phải thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước ban hành; trong đó, vì liên quan trực tiếp đến nhà nước nên đa số các nội dung quan trọng của thể chế pháp lý về KSQLNN phải là những quy định được ghi trong Hiến pháp.

Ngồi ra, do đặc điểm của hệ thống chính trị, mơ hình tổ chức quyền lực nhà nước, quá trình xây dựng Hiến pháp và pháp luật, mà thể chế pháp lý về KSQLNN ở nước ta có những đặc điểm nổi bật như sau:

(1)- Thể chế pháp lý về KSQLNN ở Việt Nam là thể chế kiểm soát quyền lực của “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân do Nhân dân vì Nhân dân”; “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh gi a giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng ở nước ta là nhà nước trong đó có sự thống nhất biện chứng giữa cái chung là “nhà nước pháp quyền” với cái đặc thù là định hướng “xã hội chủ nghĩa”. Thuộc về cái chung có các yếu tố được coi là dấu hiệu cơ bản của nhà nước pháp quyền, như: quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; các quyền con người và quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ; pháp luật giữ vị trí tối thượng trong đời sống nhà nước và xã hội;… Thuộc về định hướng xã hội chủ nghĩa, phải có các yếu tố: dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng H Chí Minh; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; có mục tiêu hoạt động gắn với những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Cái chung và cái đặc thù nêu trên hồ quyện, gắn bó hữu cơ với nhau trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chi phối

mạnh mẽ đến bản chất, nội dung thể chế pháp lý về KSQLNN ở nước ta, trong đó nhà nước pháp quyền là cơ sở tiền đề địi hỏi phải có hoạt động kiểm sốt và định hướng xã hội chủ nghĩa với các mục tiêu của nó là yếu tố định hướng, dẫn dắt để hoàn thiện thể chế pháp lý về KSQLNN.

Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được nhiều nước trên thế giới ngày nay ghi nhận. Nét đặc thù ở Việt Nam là Hiến pháp khẳng định thêm nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Đây là những lực lượng chính yếu của cách mạng Việt Nam; những người đã giành chính quyền trong tay giai cấp phong kiến và giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân để xây dựng nên chính quyền cơng nơng đầu tiên ở nước ta. Điều này làm nên bản chất giai cấp của QLNN, suy rộng ra, giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức sẽ là những lực lượng chủ yếu nắm giữ và kiểm soát quyền lực nhà nước.

(2)- Thể chế pháp lý về KSQLNN ở Việt Nam là thể chế KSQLNN của một nhà nước đơn nhất nhiều yếu tố tập quyền được xây dựng trên nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân cơng phối hợp và kiểm soát gi a các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp và tư pháp”

Đặc điểm này cho thấy, trước hết, trong cơ chế quyền lực của nhà nước ta không như ở các nhà nước liên bang. Nếu như ở các nhà nước liên bang, mỗi bang có thể có nghị viện riêng, chính phủ riêng, hiến pháp riêng, hệ thống pháp luật riêng, thì ở nhà nước ta, quyền lực tập trung vào các cơ quan nhà nước ở Trung ương, chỉ có các cơ quan ở Trung ương mới có chức năng đầy đủ của quyền lập pháp, hành pháp, còn ngành tư pháp được tổ chức theo hệ thống có sự quản lý thống nhất. Phần lớn chức năng của chính quyền địa phương là tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách của nhà nước trung ương trên địa bàn. Vì vậy, yếu tố kiểm sốt từ trên xuống dưới là chủ đạo, yếu tố cân bằng quyền lực của địa phương với trung ương hầu như rất ít đặt ra.

Trong tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước ở nước ta theo Hiến pháp năm 2013, cần lưu ý yếu tố tập quyền XHCN vẫn mang “tính trội”. Trước đây, do ảnh hưởng của mơ hình nhà nước Xơ Viết, bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền cao. Trong quá trình đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã từng bước áp dụng những nhân tố hợp lý của học thuyết phân quyền nhưng vẫn trên nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất. Quyền lực đó dẫu là lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều có chung một ngu n gốc là quyền lực của nhân dân. Nhân dân chỉ trực tiếp bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước và cũng là cơ quan đại diện của nhân dân là Quốc hội và Hội đ ng nhân dân, từ đó cơ quan đại diện quyền lực này mới bầu và thành lập ra các cơ quan khác của nhà nước. Quyền lực nhà nước thống nhất ở mục tiêu chính trị của nhà nước, do một Đảng duy nhất lãnh đạo. Cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ, phạm vi khác nhau nhưng đều thống nhất ở mục tiêu, đường lối chính trị của Đảng và dân tộc: “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đặc điểm này ảnh hưởng rất quan trọng đến bản chất và việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp lý về KSQLNN ở Việt Nam, đặt ra yêu cầu dù có kiểm sốt thế nào cũng phải trên tinh thần bảo đảm mục tiêu chính trị, khơng để vì kiểm sốt mà triệt tiêu mục đích chính trị của Nhà nước ta. Mặt khác, dù kiểm soát thế nào cũng phải nhằm hướng đến bảo đảm quyền lực của nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước.

(3)- Thể chế pháp lý về KSQLNN ở Việt Nam được thiết lập trong cơ chế hoạt động của hệ thống chính tr “Đảng lãnh đạo Nhà nước quản lý Nhân dân làm chủ”.

Ở nước ta, ngay sau khi ra đời và trong suốt quá trình phát triển của mình, Nhà nước ln có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là người lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, giành chính quyền và lập nên Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là một nhu cầu tất

yếu khách quan, có ngu n gốc và được thừa nhận bởi thực tiễn lịch sử. Điều đó được khẳng định trang trọng tại điều 4 các bản Hiến pháp 1980, 1992 và 2013. Ngồi Đảng Cộng sản Việt Nam, khơng đảng chính trị nào khác được thừa nhận và có vai trị tham gia kiểm sốt quyền lực nhà nước. Đó là một đặc điểm cần nghiên cứu sâu sắc nhằm tiếp tục thể chế hố vai trị kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng ở Việt Nam.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là những cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, vì vậy, là nơi để người dân tham gia vào việc thực hiện quyền lực chính trị, tạo nên những vùng giao nhau của hệ thống chính trị và xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước tạo thành hệ thống chính trị Việt Nam, trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” (khoản 1 Điều 9 Hiến pháp 2013). Mặt trận cùng với các tổ chức chính trị - xã hội là nơi thể hiện ý chí nguyện vọng, tập hợp khối đại đồn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện quyền giám sát và phản biện xã hội trong q trình dự thảo và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Hoạt động giám sát và phản biện xã hội này vừa trên cơ sở quy định của Đảng (Quyết định số 217 QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội) vừa trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật do Nhà nước ban hành. Đây là một đặc điểm thú vị trong thể chế về KSQLNN ở nước ta.

(4)- Thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam là một thể chế đang trong quá trình hồn thiện và tiếp tục phát triển

Thể chế pháp lý trong mỗi lĩnh vực là hiện tượng nảy sinh từ xã hội, chúng không phải bất biến mà luôn vận động, phát triển cùng với đời sống xã hội và quá trình nhận thức của con người. Do đó, thể chế pháp lý về KSQLNN là hệ thống thể chế ln có sự vận động và phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Chẳng hạn ở nước ta trong các giai đoạn trước đây

chưa có nhiều quy định nhằm xác lập nguyên tắc bảo vệ quyền con người, quyền công dân hay nguyên tắc bảo vệ Hiến pháp (những vấn đề cốt lõi đòi hỏi sự giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước) nhưng ngày nay, bộ phận thể chế này đã được quan tâm xây dựng nhiều hơn.

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, nghiên cứu khoa học chính trị pháp lý đã góp phần làm sáng tỏ hơn những nhân tố hợp lý của học thuyết phân chia quyền lực, học thuyết chủ quyền nhân dân, học thuyết về xây dựng nhà nước pháp quyền và khả năng, mức độ, nguyên tắc vận dụng vào thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Việc xây dựng thể chế pháp lý về KSQLNN là quá trình vừa làm vừa nghiên cứu bổ sung. Với cơ sở pháp lý là nguyên tắc kiểm soát đã được hiến định trong Hiến pháp 2013, cùng với q trình dân chủ hóa đời sống xã hội và trình độ dân trí ngày càng nâng cao, chắc chắn, thể chế pháp lý về KSQLNN ở nước ta sẽ được khẩn trương hoàn thiện theo hướng mạnh mẽ, đ ng bộ hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w