Nội dung thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 50 - 54)

Là tổng thể những quy định pháp luật về KSQLNN, thể chế pháp lý KSQLNN có những nội dung chính là:

-Quy đ nh các nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước

Nguyên tắc KSQLNN là những quan điểm, tư tưởng nền tảng, cốt lõi, chi phối hoạt động KSQLNN, trong đó bao g m: Những nguyên tắc chung, là những nguyên tắc căn bản trong tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước có tác động đến KSQLNN nói chung (như: nguyên tắc chủ quyền nhân dân, nguyên tắc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp);

và những nguyên tắc cụ thể của mỗi cơ chế, hình thức KSQLNN (như: cơ chế kiểm sốt của các chủ thể ngồi nhà nước có các nguyên tắc đặc trưng của cơ chế kiểm sốt ngồi, cơ chế kiểm sốt của các chủ thể bên trong bộ máy nhà nước có các nguyên tắc đặc trưng của kiểm sốt bên trong; giám sát giám sát có các nguyên tắc của giám sát, thanh tra có các nguyên tắc của hoạt động thanh tra, kiểm sát có các nguyên tắc của kiểm sát,…). Việc kiểm soát quyền lực nhà nước phải tiến hành theo những nguyên tắc nhất định. Mỗi hệ thống pháp luật của từng quốc gia có quy định các nguyên tắc khác nhau trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.

- Quy đ nh về chủ thể và đối tượng trong quan hệ kiểm soát quyền lực nhà nước

Chủ thể và đối tượng, đi kèm với đó là quyền và trách nhiệm được pháp luật quy định cho mỗi bên, là nội dung chính của những mối quan hệ pháp lý về KSQLNN. Trong mối quan hệ này, một bên được thể chế pháp lý về KSQLNN quy định tạo cho quyền kiểm soát (chủ thể kiểm soát); tương ứng bên kia là bên có nghĩa vụ chịu sự kiểm sốt (đối tượng kiểm sốt). Chủ thể kiểm sốt là bên có quyền kiểm sốt, bao g m nhiều loại: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc nhân dân (với tư cách toàn thể, một bộ phận, thông qua các tổ chức đại diện, các thiết chế dân chủ ở cơ sở như Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đ ng… hoặc trực tiếp cá nhân cơng dân). Đối tượng chịu sự kiểm sốt là các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nắm giữ, thực thi quyền lực nhà nước. Mỗi chủ thể kiểm sốt có thể kiểm sốt một hoặc một số đối tượng khác nhau và mỗi đối tượng có thể chịu sự kiểm sốt của một hay nhiều chủ thể. Một số cơ quan trong bộ máy nhà nước có thể vừa là chủ thể kiểm sốt trong mối quan hệ này, vừa là đối tượng kiểm soát trong mối quan hệ khác. Trong một mối quan hệ KSQLNN cụ thể, chủ thể hay đối tượng có những quyền và nghĩa vụ đối xứng (chủ thể bên cạnh quyền kiểm sốt cũng có nghĩa vụ phải thực hiện quyền ấy

theo những quy định đã đặt ra; đối tượng có nghĩa vụ chịu sự kiểm sốt nhưng cũng có những quyền như giải trình, bảo lưu trong một số trường hợp).

-Quy đ nh nội dung kiểm soát quyền lực nhà nước

Nội dung KSQLNN bao g m kiểm soát tổ chức quyền lực nhà nước và kiểm soát hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước. Trong đó, trước hết là cách thức tổ chức bộ máy, thiết lập nên các cơ quan nhà nước; kiểm sốt q trình lựa chọn những người thực hiện quyền lực nhà nước; việc bảo đảm thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Kiểm sốt “yếu tố tổ chức có ý nghĩa quan trọng nhất, bởi vì đây là khởi điểm cho việc sử dụng cũng như kiểm soát quyền lực” [23, tr.21]. Bên cạnh đó, phải kiểm sốt q trình thực thi quyền lực nhà nước vì hoạt động thực tiễn thực hiện quyền lực nhà nước được tiến hành theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Mặc dù Hiến pháp và pháp luật đã quy định khá chặt chẽ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, nhân viên nhà nước song trên thực tế việc tổ chức và hoạt động của một số cơ quan, hoạt động của một số nhân viên nhà nước vẫn vi phạm, gây những hậu quả. Do vậy, kiểm sốt đối với cơng tác tổ chức và hoạt động của mỗi cơ quan nhà nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm phát hiện những hạn chế, bất cập, những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình tổ chức và thực hiện QLNN. Nội dung kiểm soát quyền lực nhà nước đối với mỗi loại quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp… được pháp luật quy định khác nhau và chủ thể kiểm sốt chỉ có thể kiểm sốt đối với những nội dung đó và trong những phạm vi nhất định mà pháp luật quy định.

-Quy đ nh hình thức kiểm sốt quyền lực nhà nước

Trong thể chế kiểm soát quyền lực nhà nước thường phải xác định rõ hình thức KSQLNN. Thơng thường pháp luật quy định KSQLNN được tiến hành thông qua các hoạt động cơ bản sau: Ban hành các văn bản pháp luật, đặc biệt là hiến pháp và luật; bầu cử, bổ nhiệm những chức vụ quan trọng

trong bộ máy nhà nước; xem xét báo cáo của các cơ quan, nhân viên nhà nước; hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm sát; hoạt động chất vấn, điều trần, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, trưng cầu ý dân, hoạt động phản biện xã hội… và rất nhiều các hoạt động khác mà hiến pháp và pháp luật quy định. Việc sử dụng hình thức nào là phụ thuộc vào mỗi chủ thể, đối với tuỳ đối tượng và căn cứ vào điều kiện thực tế cũng như mục đích, u cầu của hoạt động kiểm sốt. Tất cả các hình thức kiểm sốt đều nhằm mục đích bảo đảm để quyền lực nhà nước ln được các cơ quan, nhân viên nhà nước tổ chức và hoạt động đúng hiến pháp, pháp luật, đúng mục đích và hiệu quả.

-Quy đ nh trình tự thủ tục kiểm sốt quyền lực nhà nước

Khi tiến hành kiểm sốt trên thực tế chủ thể có thẩm quyền kiểm sốt quyền lực nhà nước phải tn theo đầy đủ và chính xác các hình thức, quy trình, thủ tục kiểm sốt và chỉ có thể áp dụng các biện pháp pháp lý cần thiết, đúng mức tác động đến đối tượng giám sát theo quy định. Trình tự, thủ tục, áp dụng trong q trình kiểm sốt đối với mỗi loại quyền lực, mỗi nội dung kiểm soát, mỗi hình thức kiểm sốt được pháp luật quy định khác nhau. Chẳng hạn: trình tự, thủ tục kiểm sốt lập pháp phải khác kiểm sốt hành pháp; kiểm sốt bằng hình thức giám sát phải tuân theo luật về hoạt động giám sát, chất vấn phải theo quy định về trình tự, thủ tục chất vấn; phản biện phải theo quy trình phản biện; trưng cầu ý dân phải theo quy trình, thủ tục của trưng cầu ý dân; quy trình một cuộc kiểm tra khác với một cuộc điều tra… Với mỗi vấn đề cần kiểm soát và ở mỗi hệ thống pháp luật khác nhau có quy định trình tự, thủ tục khác nhau mà các bên trong quan hệ kiểm soát phải tuân theo.

- Quy đ nh về các biện pháp hậu quả pháp lý của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước

Q trình kiểm sốt quyền lực nhà nước nếu phát hiện ra những sai sót hoặc những những biểu hiện của việc sử dụng quyền lực nhà nước không đúng, khơng hiệu quả cần phải có những biện pháp xử lý. Pháp luật quy định

những hậu quả pháp lý bất lợi có thể áp dụng đối với các đối tượng thực hiện không đúng hoặc không hiệu quả quyền lực nhà nước được giao. Hậu quả pháp lý của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước là các biện pháp có thể áp dụng khi KSQLNN. Các biện pháp này được quy định rất đa dạng, thơng thường có các biện pháp cơ bản như: Thuyết phục, khuyến nghị đối tượng thực hiện hoặc khơng thực hiện những hoạt động nào đó; thuyết phục đối tượng tự xin từ chức; yêu cầu đối tượng phải đình chỉ, sửa đổi, hủy bỏ văn bản hoặc hoạt động sai trái; khiển trách, cảnh cáo, chuyển đi làm công việc khác, buộc từ chức; buộc phải khơi phục lại tình trạng cũ; giải tán cơ quan; cách chức, truy tố đối tượng; kiểm sốt quyền lực của nghị viện hay quốc hội có thể dẫn đến một đạo luật bị ngăn cản ban hành, trong khi kiểm sốt quyền lực của hành pháp có thể là một nội các bị bỏ phiếu bất tín nhiệm…

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w