Góp phần hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 122 - 124)

quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Kiểm soát quyền lực nhà nước, giới hạn quyền lực nhà nước trong phạm vi nhân dân giao phó khơng phải để làm quyền lực nhà nước suy yếu và vai trò của nhà nước mờ nhạt đi, mà trái lại làm cho nhà nước mạnh và vai trò nhà nước thể hiện rõ hơn. Nguyên tắc “Thực hiện chính quyền mạnh và sáng suốt" được quy định ngay trong Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946. Ngày nay, nhà nước mạnh theo Hiến pháp năm 2013 là nhà nước có khả năng: Bảo

đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đối với nhà nước ta, Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhà nước pháp quyền ln đi liền với hệ thống pháp luật đ ng bộ, đầy đủ về quyền và trách nhiệm của cả công dân lẫn nhà nước. Các hoạt động và quyết định của cơ quan nhà nước trong thực thi quyền lực nhà nước phải phù hợp với hiến pháp, pháp luật. Trước yêu cầu mới, chúng ta cần “thực hiện đ ng bộ các giải pháp để đẩy mạnh quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với trình độ phát triển của đất nước. Tập trung hồn thiện và luật hố chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan nhà nước theo tinh thần và các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền được quy định trong Hiến pháp năm 2013;… xây dựng và hồn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực” [32, tr.250-251].

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) ghi rõ: tiếp tục xác định xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phải thực hiện dân chủ, tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền và phải tạo ra sự chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao hơn. Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải tiến hành đ ng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp… Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền. Đ ng thời, quy định rõ hơn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện và kiểm soát các quyền ở các cấp chính quyền. Tiếp tục phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương [33].

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w