có chế tài để áp dụng trừng phạt đủ mạnh.
4.2.7. Hồn thiện thể chế pháp lý Nhân dân kiểm sốt quyền lực nhà nước nhà nước
(1)- Xây dựng thể chế để nhân dân tham gia ngày càng nhiều vào quyền lập hiến
Về lâu dài, khi các điều kiện kinh tế, văn hố, xã hội, thơng tin… của đất nước, và nhất là trình độ dân trí, văn hố chính trị của nhân dân được nâng cao, thì nên xác lập rõ quyền lập hiến phải thuộc về Nhân dân. Những nội dung trưng cầu ý dân (kể cả trong Luật trưng cầu ý dân do Quốc hội khố XIII mới thơng qua) nên được mở rộng hơn. Hiến pháp là văn bản cơ bản để kiểm soát quyền lực nhà nước và phải được Nhân dân quyết định. Nhân dân sẽ sử dụng quyền lập hiến bằng hai cách. Một là bầu ra Quốc hội lập hiến và hai là nhân dân phúc quyết. Với cách này, nhân dân sẽ là người biểu quyết thông qua Hiến pháp và các nội dung sửa đổi Hiến pháp. Chính nhân dân sẽ là người lập ra Hiến pháp chứ không phải Quốc hội. Thông thường, việc đưa ra nhân dân biểu quyết sẽ được tiến hành sau hai trường hợp: đã được Quốc hội thông qua hoặc trong nội bộ Quốc hội còn nhiều quan điểm trái chiều nhau. Thực sự, quyền lập hiến nên và phải là quyền của nhân dân. Quyền phúc quyết Hiến pháp là biểu hiện rõ nét nhất của nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Với quyền này, nhân dân có quyền trực tiếp quyết định các chính sách, chủ trương liên quan trực tiếp, góp phần tạo nên một xã hội dân chủ ngay từ “luật gốc” này.
(2)- Hoàn thiện thể chế pháp lý về trách nhiệm giải trình cung cấp thơng tin của các cơ quan nhà nước và hoạt động báo chí xuất bản
Cần trên cơ sở đánh giá việc thực hiện Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao để nâng lên thành các quy định của luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, để có cơ sở hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, cũng cần sớm ban hành Luật
Tiếp cận thông tin của người dân. Dự thảo này vừa qua đã được Quốc hội cho
ý kiến nhưng cần chuẩn bị tích cực và nhanh hơn theo hướng khơng chỉ quy định về phạm vi, trình tự, thủ tục để cơng dân tiếp cận tài liệu, h sơ do các cơ quan nhà nước lưu giữ, mà cịn phải điều chỉnh tồn bộ mối quan hệ nhà nước - cơng dân trong việc tìm kiếm, tiếp nhận, quản lý, cung cấp, chia sẻ thông tin về hoạt động của bộ máy nhà nước, kể cả các cơ quan, tổ chức dịch vụ công hoặc doanh nghiệp nhà nước độc quyền nắm giữ thơng tin liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân đã được Hiến pháp và pháp luật bảo hộ. Tương tự như Luật Tiếp cận thông tin của nhiều quốc gia trên thế giới, Luật Tiếp cận thông tin của Việt Nam nếu được ban hành cần xác định hai mục đích chính, cơ bản và quan trọng nhất, đó là: (1) bảo đảm quyền của cơng dân được tiếp cận thơng tin chính thức từ các cơ quan nhà nước và (2) tăng cường tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần đấu tranh phịng, chống tham nhũng.
Cần thiết có Luật Ban hành quyết đ nh hành chính. Luật Ban hành quyết định hành chính ra đời nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc ban hành quyết định hành chính hiện nay; bảo đảm khn khổ pháp lý rõ ràng cho hoạt động của cơ quan có thẩm quyền trong việc ban hành quyết định hành chính; đ ng thời, tạo cơ sở pháp lý để kiểm soát việc ban hành quyết định hành chính, bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý, khả thi, khách quan, dân chủ, công bằng của quyết định hành chính; giải quyết những vấn đề
sai phạm về nội dung và thủ tục khi quyết định hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Cần nghiên cứu đầy đủ trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật hiện hành, như: Luật báo chí Luật xuất bản để vừa đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, vừa tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận thơng tin, bày tỏ quan điểm, chính kiến theo đúng phạm vi được pháp luật quy định và bảo hộ.
(3)- Hoàn thiện thể chế pháp lý nhằm phát huy vai trò của các tổ chức xã hội các hình thức dân chủ ở cơ sở trong kiểm soát quyền lực nhà nước
Trong vấn đề này, cần nhanh chóng ban hành Luật về hội – tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho các tổ chức xã hội. Với tư cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật nói chung và pháp luật về hội nói riêng, có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thành lập và phát triển các tổ chức hội theo đúng tinh thần của Hiến pháp về quyền tự do lập hội, tạo điều kiện cho hoạt động của hội phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cần chú trọng hoàn thiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở để đẩy mạnh các loại hình, như: Ban chỉ đạo quy chế dân chủ ở cơ sở, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư ở cộng đ ng,… trong việc nói lên tiếng nói của quần chúng theo loại hình cơ sở phù hợp.
(4)- Tiếp tục cụ thể hóa các quy đ nh về giám sát phản biện xã hội Hiện
nay, Hiến pháp năm 2013 mới chỉ quy định giám sát và phản biện
xã hội dưới góc độ là một chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bên cạnh nhiều chức năng khác (khoản 1, điều 9); là trách nhiệm của Đảng, các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, viên chức phải lắng nghe ý kiến, chịu sự giám sát của nhân dân (Điều 4, Điều 8) mà chưa ghi nhận giám sát và phản biện xã hội thành một quyền cơ bản của công dân.
Có thể nhận thấy theo các Cơng ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị thì các quyền phản biện và giám sát đều được đề cao. Hiện nay chủ trương
của Đảng và Nhà nước cũng đang hướng đến việc tăng cường các quyền giám sát, phản biện, đặc biệt là giám sát, phản biện của công dân. Hơn nữa, thực chất trong thực tế quyền giám sát và phản biện thường đi đơi, gắn bó mật thiết với nhau. Quyền phản biện xã hội cũng chính là hình thức phát triển cao nhất xuất phát từ quyền tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào các hoạt động của Nhà nước. Từ đó, rất cần thiết phải có một điều khoản riêng về quyền giám sát và phản biện xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp và có Luật về giám sát và phản biện xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, cần khẩn trương cụ thể hoá những quy định về giám sát và phản biện xã hội trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhất là Điều 25 và Điều 34 về hình thức giám sát, phản biện xã hội để có thể triển khai những điều luật này trong thực tiễn.
(5)- Hoàn thiện thể chế pháp lý về quyền bầu c ứng c của công dân và bãi nhiệm đại biểu dân c của c tri
Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, Quốc hội đã ban hành Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đ ng nhân dân năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2015. Vấn đề tiếp theo là để tiến tới kỳ bầu cử đầu tiên theo luật mới vào ngày 22/5/2016, cần tiếp tục hướng dẫn cụ thể hóa các quy định về hoạt động của Hội đ ng bầu cử; phát huy vai trò của Hội đ ng bầu cử (tiến tới có Luật riêng về tổ chức và hoạt động của Hội đ ng bầu cử vì đây là một thiết chế đã được hiến định. Hội đ ng bầu cử nên có tính khách quan, độc lập cao hơn, và có thể hoạt động thường xun, có tính chun nghiệp trong việc tổ chức các cuộc bầu cử cũng như các cuộc trưng cầu ý dân – tham khảo mơ hình cơ quan phụ trách bầu cử ở một số quốc gia, ví dụ như ở Úc). Xây dựng điều kiện để công dân thực hiện quyền ứng cử; có quy định chi tiết về các hình thức vận động tranh cử, cơng tác hiệp thương,… để kỳ bầu cử tới đây đạt chất lượng. Đ ng thời, cần tiếp tục cụ thể hóa các quy định về quyền bãi nhiệm của cử tri đối với các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đ ng nhân dân để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực thi trong thực tế. Cần ban hành văn
bản pháp luật riêng về chế độ bãi nhiệm (và cả miễn nhiệm). Để làm điều đó, trước mắt thực hiện tốt chế độ công khai trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, cán bộ, cơng chức nhà nước. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng chế độ báo cáo, thông tin, công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước; thực hiện chế độ kê khai tài sản của cán bộ, cơng chức nhà nước.
(6)- Hồn thiện thể chế pháp lý về quyền khiếu nại tố cáo
Thời gian vừa qua, Quốc hội đã ban hành Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo năm 2011 với nhiều thay đổi tích cực hơn và tiến bộ hơn. Tuy nhiên, thời gian tới cũng cần xem xét việc sửa đổi hai luật này để phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và các luật về tổ chức các cơ quan nhà nước mới ban hành. Trong quá trình đó, nên quan tâm một số vấn đề sau nhằm nâng cao, bảo vệ quyền khiếu nại, quyền tố cáo của người dân: Cung cấp thông tin cho công dân, tổ chức đầy đủ, chính xác để cơng dân có cơ sở thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo và giảm thiểu khiếu nại, tố cáo khơng có căn cứ; thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ về tiếp nhận, xử lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo; nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như một yếu tố hạn chế khiếu nại, tố cáo.