Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 125 - 126)

thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước

Điều 4 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Đó là sự lãnh đạo tồn diện, có tính tất yếu lịch sử và là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Yêu cầu về bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong quá trình xây dựng thể chế pháp lý về kiểm sốt quyền lực nhà nước có hai ý nghĩa: Một là, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng thể chế, trong đó có thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước. Hai là, nội dung thể chế sau khi được xây dựng nên phải góp phần để giúp Đảng thực hiện vai trị lãnh đạo, kiểm sốt được Nhà nước và xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách hiến định là "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" phải "gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân"[30, tr.89]. Hơn thế, Đảng còn phải “phục vụ Nhân dân”, và “chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình".

Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, nắm giữ quyền lực chính trị là nhằm mục đích "phục vụ nhân dân", bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, "Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân"[30, tr.239]; và tập trung "xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân"[30, tr.247].

Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước vận hành trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân do Đảng lãnh đạo chính là nhằm bảo đảm các điều kiện để nhân dân thực hiện đầy đủ, trọn vẹn, có hiệu quả nhất quyền dân chủ của mình đối với tồn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Để đạt được mục đích, nội dung đó, trước hết phải bảo đảm vai trị lãnh đạo của Đảng trong việc tổ chức xây dựng và vận hành cơ chế. Mặt khác, với góc độ vừa là lãnh đạo, vừa là thành viên của hệ thống chính trị, cho nên hồn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng chính là những bảo đảm thiết yếu để cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được hồn thiện và vận hành có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w