Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 117 - 121)

Sau chặng đường xây dựng và vận hành thể chế pháp lý về KSQLNN, chúng ta đã đạt được thành tựu lớn nhất là nâng cao nhận thức về KSQLNN, ghi nhận KSQLNN thành một nguyên tắc trong Cương lĩnh và Hiến pháp, bước đầu được cụ thể hoá và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những

tác động tích cực đã có được thì hạn chế và thách thức cịn rất nhiều. Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới đất nước của Đảng ta đã nhận định: “Việc kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị, nhất là trong bộ máy nhà nước, chưa được chế định rõ, còn thiếu nhất quán” [32]. Trong những hạn chế và vấn đề đặt ra có cả bất cập thuộc về thể chế và yếu kém, khuyết điểm trong quá trình áp dụng thể chế vào thực tiễn.

Bất cập của thể chế pháp lý KSQLNN ở tầm vĩ mô bắt ngu n từ nhận

thức lý luận về quyền lực nhà nước và kiểm sốt quyền lực nhà nước cịn chưa mạch lạc. Chưa dứt khoát trao quyền lập hiến cho Nhân dân vì vậy chủ thể của quyền lập hiến và quyền lập pháp chưa được phân định rõ ràng. Khẳng định tính tối cao của Hiến pháp nhưng khơng có cơ chế đủ mạnh để bảo vệ Hiến pháp; chưa có tài phán hiến pháp để xem xét các hành vi vi hiến trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như trong đời sống xã hội. Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chúng ta “chưa nhận thức đầy đủ về nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, về cơ chế phân cơng, phối hợp, kiểm sốt quyền lực nhà nước, nhất là về kiểm soát quyền lực; về vai trị của cơ quan tư pháp trong việc kiểm sốt các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lập pháp và quyền hành pháp” [32]. Các thiết chế mới có ý nghĩa KSQLNN như Hội đ ng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước được nâng tầm thành cơ quan hiến định, nhưng cả trong Hiến pháp và các luật hiện hành đều chưa khẳng định rõ vị trí, vai trị và cơ chế hoạt động theo hướng gia tăng quyền kiểm soát cho các cơ quan đặc biệt này.

Bất cập của thể chế pháp lý ở tầm vi mô là nhiều nguyên tắc KSQLNN đã được ghi nhận từ lâu trong Hiến pháp nhưng chậm được cụ thể hố, có khi cụ thể hố bằng luật r i cịn phải chờ hướng dẫn của nghị định, thơng tư. Mỗi dự án luật hoặc nghị định, thông tư về cùng một phạm vi tác động nhưng có thể do các cơ quan khác nhau xây dựng và khi xây dựng thường chăm chú

giành sự thuận lợi cho mình, do đó, nhiều khi quy định cụ thể trở nên ch ng chéo, mâu thuẫn nhau, gây khó khăn cho việc thực hiện… Vì vậy, có thể đánh giá, “hệ thống pháp luật cịn nhiều tầng nấc, thiếu đ ng bộ, hiệu lực chưa cao, tính cơng khai, minh bạch, tính khả thi, ổn định cịn hạn chế; nhiều nội dung chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN” [32, tr. 153].

Nh ng khuyết điểm yếu kém trong thực hiện thể chế pháp lý về kiểm

sốt quyền lực nhà nước có cả về chủ quan và khách quan, bên trong và bên ngoài bộ máy nhà nước. Điều thấy rõ nhất là pháp luật ưu tiên quy định quyền kiểm soát của cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp nhưng trên thực tế sự kiểm soát này chưa đủ mạnh. Pháp luật quy định nhiều hình thức để Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân KSQLNN nhưng trên thực tế hệ thống này chưa thực sự có đủ năng lực để kiểm sốt, cịn nặng về tính bao cấp, hành chính, chưa tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nên động lực kiểm sốt khơng cao. Người dân chưa có thói quen ứng xử và tâm lý bình đẳng trước pháp luật trong quan hệ với các cơ quan nhà nước.

Việc thực hiện các hình thức kiểm sốt quyền lực nhà nước cho thấy: “Hoạt động kiểm tốn, kiểm tra, giám sát cịn trùng lặp, hiệu lực và hiệu quả chưa cao” [32, tr.145]. Tính cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình cịn thấp, chưa thiết lập được cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo kết quả đầu ra. “Sự tham gia giám sát của các cơ quan dân cử, của các tổ chức chính trị - xã hội; xã hội – nghề nghiệp và nhân dân trong nền kinh tế thị trường và trong hoạt động quản lý nhà nước còn hạn chế, bất cập” [32, tr.76]. Vai trò kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội; cơ chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Nhà nước, nhận thức chưa thống nhất; triển khai thực hiện chậm, chưa đầy đủ, chưa hiệu quả [32, tr.146].

Tiểu kết Chương 3

Thể chế pháp lý về kiểm sốt quyền lực nhà nước ở Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta bắt tay xây dựng nhà nước kiểu mới, nhà nước dân chủ cộng hoà, nay là nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa. Mặc dù chưa khẳng định kiểm soát quyền lực nhà nước là một nguyên tắc tổ chức, vận hành bộ máy nhà nước, song các bản hiến pháp của nước ta từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 đến Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 và những văn bản pháp luật cụ thể hố Hiến pháp đã có những nội dung quy định về hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước.

Hiến pháp năm 2013 chính thức ghi nhận kiểm sốt giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước là một nguyên tắc trong tổ chức vận hành bộ máy nhà nước. Với việc vận dụng nguyên tắc đó, đã xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Hiến pháp năm 2013 cũng đã có quy định về việc nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp, và mở ra nhiều quy định về để nhân dân thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Trên cơ sở đó, hơn 2 năm qua, Quốc hội đã tập trung xây dựng các luật về tổ chức bộ máy nhà nước; hiện nay, các cơ quan nhà nước đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng các luật về các quyền của công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; theo đó hệ thống thể chế về kiểm sốt quyền lực nhà nước sẽ ngày càng hồn thiện.

Tuy nhiên, kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn xây dựng thể chế và vận hành thể chế, chưa có nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam, cịn nhiều bất cập cần tháo gỡ. Vì vậy, quá trình xây dựng thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước đang được diễn ra từng bước, thận trọng, cần nghiên cứu thấu đáo, có tư duy rành mạch và đẩy mạnh hơn nữa trong thực tiễn thời gian tới.

Chương 4

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w