Bảo đảm hệ thống thể chế kiểm sốt quyền lực nhà nước có tính đồng bộ cả về nội dung và hình thức; tạo ra sự phối kết hợp chặt chẽ

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 126 - 128)

tính đồng bộ cả về nội dung và hình thức; tạo ra sự phối kết hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước

Một hệ thống thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước đáp ứng

tiêu chí hồn thiện về nội dung phải có các yếu tố sau: tính dân chủ; tính pháp

quyền; bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của cơng dân; bảo đảm vận hành có hiệu lực và hiệu quả. Tính dân chủ là kiểm sốt nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Ý chí của nhân dân phải được đặt vào mục tiêu kiểm soát quyền lực. kiểm sốt quyền lực vì lợi ích của nhân dân được đặt lên trên hết. Tính pháp quyền thể hiện ở vai trị của kiểm soát quyền lực trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; quyền lực phải được kiểm sốt. Trong cơ chế quyền lực là thống nhất thì phải phân cơng, phối hợp tốt để kiểm sốt và kiểm sốt chính trong q trình phân công,

phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lực nhà nước. Thể chế đó cũng phải hướng đến bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân bởi suy cho cùng, nhà nước sinh ra và t n tại để phục vụ nhu cầu duy trì xã hội trong vòng trật tự, để đời sống con người được bảo đảm.

Để đáp ứng tiêu chí hồn thiện về hình thức phải xây dựng, hồn thiện

hệ thống pháp luật về kiểm soát quyền lực nhà nước theo hướng đ ng bộ, không để bộ phận thể chế nào chậm được hồn thiện. Lĩnh vực nào cần luật điều chỉnh thì phải sớm có luật điều chỉnh. Hệ thống thể chế xây dựng được phải công khai, minh bạch. Mặc dù g m rất nhiều quy định nằm ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, song yêu cầu chung là thể chế pháp lý phải có tính chỉnh thể thống nhất, khơng mâu thuẫn nhau. Từ văn bản hiệu lực cao nhất là Hiến pháp đến các quy chế, quy định trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hệ thống này phải đạt đến các tiêu chuẩn của một hệ thống pháp luật văn minh, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tuyên truyền, phổ biến. Phải làm sao để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều tiếp cận được một cách đơn nghĩa, dễ dàng, dễ hiểu và dễ thực hiện.

Bên cạnh đó, thể chế phải có tính hiệu lực và hiệu quả, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải biết đến và tuân thủ. Ban hành thể chế pháp lý hoàn thiện giúp cho việc kiểm sốt quyền lực có hiệu quả về chính trị là gia tăng sự mạnh mẽ và tính chính đáng của quyền lực và về kinh tế là kiểm soát quyền lực sao cho tiết kiệm. Hệ thống thể chế cần tính đến có sự liên thơng, tương hỗ lẫn nhau giữa các cơ chế kiểm soát của các chủ thể khác nhau, như giữa kiểm soát của nhân dân, với kiểm soát của Đảng, với kiểm soát của các cơ quan nhà nước. Sự phối hợp, hỗ trợ này không thể chung chung mà phải đi sâu vào quy trình kiểm sốt, như giữa phát hiện với xử lý, giữa phòng ngừa với ngăn chặn, giữa thông tin ở cấp dưới với biện pháp xử lý ở cấp trên… Yêu cầu này chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các chủ thể có mục tiêu và động lực, cùng chủ động, tích cực và có năng lực thực tiễn trong tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước.

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w