Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 129 - 131)

chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước

Vấn đề trước hết trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước là phân công trách nhiệm giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý như thế nào cho rõ ràng, minh bạch, có hiệu lực và hiệu quả. Dựa trên sự phân cơng trách nhiệm

rõ ràng đó, Đảng thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước và phát huy vai trò của Nhà nước là một nội dung quan trọng trong tổ chức và hoạt động quyền lực của hệ thống chính trị ở nước ta. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm thúc đẩy việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải chú trọng các giải pháp sau:

(1)- Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước pháp quyền không ngừng nâng cao năng lực cầm quyền: có hệ thống lý luận cầm quyền; có Cương lĩnh, đường lối, chiến lược và chính sách cầm quyền; có những phương thức cầm quyền thích hợp và có đội ngũ cán bộ, đảng viên để cầm quyền theo đúng định hướng chính trị của Đảng, bằng pháp luật và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; đảm bảo xây dựng và điều hành đất nước bằng pháp luật. Tăng cường sự kiểm soát của Đảng đối với quyền lực nhà nước trước hết và cơ bản thể hiện qua việc Đảng lãnh đạo chặt chẽ quá trình xây dựng thể chế pháp lý nói chung, trong đó có thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước.

(2)- Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, nghiên cứu thể chế hoá sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vào các văn bản quy phạm pháp luật ở mức độ cần thiết, trong đó quy định rõ vị trí, vai trò lãnh đạo và nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ trong các loại hình cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tránh các quy định chung chung r i sau đó điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật hoặc thậm chí là văn bản của cấp uỷ, khơng phải là văn bản quy phạm pháp luật.

(3)- Chú trọng kiểm sốt thơng qua việc thiết lập cơ chế để cơ quan nhà nước này kiểm soát cơ quan nhà nước khác như là những cơng cụ kiểm sốt trong tầm kiểm sốt của Đảng. Ví dụ, với sự lãnh đạo của Đảng đồn Quốc hội trong hoạt động của Quốc hội, Đảng sẽ giám sát được cơ quan hành pháp; với sự lãnh đạo của Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng sẽ thực hiện được sự

kiểm sốt của Chính phủ với các cơ quan nhà nước khác trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ .v.v.

(4)- Trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền như ở nước ta, kiểm soát của Đảng đối với Nhà nước là điều rất quan trọng. Nhưng để sự kiểm sốt đó được bảo đảm, cần ln chú ý thực hành thực chất và mở rộng dân chủ trong Đảng, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, gắn với xây dựng và vận hành cơ chế giám sát chặt chẽ, thường xuyên của tổ chức Đảng và của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên có chức vụ. Tóm lại, phải xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đủ đức, đủ tài lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Một phần của tài liệu Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w