Xác định các nhiệm vụ KH&CN là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào kế hoạch, chiến lược phát triển, định hướng ưu tiên... để xác định (đề ra) các nhiệm vụ KH&CN. Theo phân cấp và nhu cầu xã hội, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó bao gồm:
Chính phủ quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển KH&CN; các hướng KH&CN ưu tiên; các nhiệm vụ KH&CN chủ yếu của Nhà nước cùng phương án phân bổ nguồn lực và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN đó;
Thủ tướng Chính phủ quyết định triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN phục vụ trực tiếp cho sự chỉ đạo, điều hành và theo các yêu cầu cấp thiết khác;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh và các cơ quan khác của Nhà nước căn cứ vào các hướng KH&CN ưu tiên, các nhiệm vụ KH&CN chủ yếu của Nhà nước và căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương, cơ sở, doanh nghiệp để xác định nhiệm vụ KH&CN của bộ, ngành, địa phương mình;
Các tổ chức KH&CN căn cứ vào phương hướng ưu tiên phát triển KH&CN của nhà nước, nhu cầu của xã hội, chức năng được giao và lĩnh vực hoạt động KH&CN của mình để xác định các nhiệm vụ KH&CN;
Các doanh nghiệp căn cứ vào hướng ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để xác định các nhiệm vụ KH&CN.
Để xác định chính xác các nhiệm vụ KH&CN, phù hợp với thực tiễn và nhu cầu cuộc sống, các chủ thể nêu trên thành lập Hội đồng KH&CN để tư vấn trong việc xác định nhiệm vụ KH&CN về mục tiêu, nội dung các chương trình, đề tài, dự án KH&CN. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng gồm chủ tịch, hai thành viên là uỷ viên phản biện và các thành viên khác gồm:
1/2 là đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức sản xuất - kinh doanh, các tổ chức khác có liên quan;
1/2 là nhà KH&CN trong lĩnh vực KH&CN có liên quan.
Thành viên của Hội đồng phải là các chun gia có uy tín, khách quan, có trình độ chun mơn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ được giao tư vấn xác định nhiệm vụ. Nhiệm vụ của Hội đồng là phân tích, đánh giá, kiến nghị về mục tiêu, yêu cầu và kết quả dự kiến của nhiệm vụ KH&CN.
Trên thực tế, việc xác định nhiệm vụ KH&CN là cơ sở để Nhà nước tập trung đầu tư kinh phí (thường là những khoản tiền rất lớn) cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ. Xét dưới một góc độ nào đó có thể nói, thành viên Hội đồng là chủ thể có khả năng định hướng cho nguồn tiền đó "chảy" vào các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể thơng qua hình thức xác định nhiệm vụ KH&CN. Hầu hết thành viên Hội đồng đều là những chuyên gia trong một ngành, một lĩnh vực nhất định và thường thuộc biên chế hoặc có mối liên hệ mật thiết với tổ chức KH&CN nhất định. Hiện nay, các tổ chức KH&CN đang dần được trao tự chủ nhưng đồng thời cũng phải chịu sức ép về kinh phí hoạt động và phát triển nên các tổ chức đó rất muốn (và thường tìm mọi cách) được thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, nghĩa là có thêm nguồn kinh phí lớn để hoạt động.
Chính vì vậy, tham nhũng trong việc xác định các nhiệm vụ KH&CN chủ yếu là việc thành viên Hội đồng đề xuất những nhiệm vụ KH&CN mà cơ
quan, tổ chức mình có ưu thế thực hiện hơn các cơ quan, tổ chức khác. Đổi lại, khi cơ quan, tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ thì thành viên Hội đồng thường nhận được những lợi ích nhất định như hưởng tỷ lệ phần trăm theo kinh phí nhiệm vụ hoặc được tham gia thực hiện các nhiệm vụ. Ví dụ, có trường hợp Chủ tịch Hội đồng là giáo sư của một viện nghiên cứu về lương thực đã đề ra một nhiệm vụ nghiên cứu về cây lương thực mà viện mình có lợi thế thực hiện hơn các tổ chức khác, và vị giáo sư này cũng là "cây đa cây đề" trong chuyên ngành hẹp đó. Khi viện được nhận nhiệm vụ, vị giáo sư đã được viện trích lại 2% trên tổng số kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
Tham nhũng trong giai đoạn này thường diễn ra dưới dạng mang lại quyền, lợi ích cho chủ thể khác một cách khơng chính đáng để nhận được lợi ích sau đó. Tuy nhiên, các hành vi tham nhũng trong giai đoạn này thể hiện mờ nhạt và rất khó chứng minh, vì kể cả khi nhiệm vụ được xác định theo đúng ý đồ của thành viên Hội đồng cũng chưa chắc chắn cơ quan, tổ chức đó được thực hiện mà cịn phải qua khâu giao nhiệm vụ. Có nghĩa là q trình gián tiếp làm giảm tính chất và mức độ của tham nhũng. Vì thế cho đến nay, chưa có hành vi tham nhũng nào trong giai đoạn này được phát hiện và xử lý. Việc phân tích và nhận định chủ yếu trên cơ sở yếu tố nguy cơ.
Liên quan đến xác định nhiệm vụ KH&CN là việc đề xuất chương trình trọng điểm quốc gia và các hướng nghiên cứu ưu tiên. Đó được coi như tiền đề để xác định các nhiệm vụ, cũng có nghĩa là định hướng đầu tư cho lĩnh vực khoa học nào đó. Trong việc xác định chương trình trọng điểm quốc gia đã có nhiều nhà khoa học đầu ngành đề xuất ý kiến và bảo vệ quan điểm coi lĩnh vực chuyên mơn của mình là quan trọng và xứng đáng đầu tư nhất. Ví dụ, trong Hội thảo "Hợp tác với các nhà Toán học Việt Nam ở nước ngoài” được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2009, các đại biểu nhận định: “Khơng có lĩnh vực khoa học nào thâm nhập và ảnh hưởng đến các lĩnh vực của cuộc sống và cơng việc như tốn học. Từ chế tạo ơ tơ đến phân làn đường, từ mua
bán trong siêu thị đến kiến trúc, từ dự báo thời tiết đến nghe MP3, từ đi tàu đến Internet - tất cả đều là toán!”, đồng thời đề nghị Việt Nam cần phải phát triển toán học. Chủ tịch Hội Tốn học Việt Nam cũng đã đề xuất một chương trình trọng điểm quốc gia với mục tiêu đến 2020 đưa Việt Nam trở thành cường quốc tốn học. Các đề xuất và đề nghị đó đã được Phó Thủ tướng tham gia Hội thảo quan tâm, khẳng định “Việt Nam không thiếu tiền để làm toán học". Tuy nhiên, một vị giáo sư y học lại đưa ra những số liệu: "Trong thời gian từ 1996-2005, Việt Nam có 3.456 bài báo khoa học được công bố trên các tập san quốc tế. Những bài liên quan đến toán học là 452 bài (13%), tương đương vật lý là 450 bài, kỹ thuật là 406 bài, hoá học là 385 bài. Một phần ba những bài báo khoa học từ Việt Nam liên quan đến y sinh học". Trên cơ sở những số liệu minh chứng đó, vị giáo sư khẳng định chính ngành y sinh học, chứ khơng phải tốn học, mới là ngành có đóng góp nhiều cho nền khoa học Việt Nam. Với sự thật đó, nếu để đầu tư phát triển khoa học, chúng ta nên chọn ngành nào để ưu tiên? [61]. Hay trong Hội thảo: "Định hướng và giải pháp phát triển KH&CN Việt Nam 2010-2020" diễn ra ngày 08/5/2009 tại Hà Nội, với câu hỏi "đầu tư vào đâu?" đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Một tiến sỹ kinh tế cho rằng, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu, chúng ta cần đặc biệt quan tâm triển khai các đề tài nghiên cứu về mơ hình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới của đất nước. Một tiến sỹ khác chuyên ngành nông nghiệp lại cho rằng cần đặc biệt lưu tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm các vấn đề như quyền lợi của nông dân, những người đã, đang và sẽ vẫn là thành phần chiếm đa số trong các thập kỷ tới, an ninh lương thực, an toàn thực phẩm. Một giáo sư và một phó giáo sư khác chuyên ngành sinh học lại đề nghị ưu tiên các hướng nghiên cứu phục vụ phát triển bền vững như nghiên cứu về ô nhiễm, bảo tồn sinh thái, năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng và xử lý chất thải.
Không bàn đến phương pháp tiếp cận, cơ sở chủ quan hay khách quan của những quan điểm được đưa ra bởi các nhà khoa học, nhưng rõ ràng có một vấn đề mà chúng ta dễ dàng nhận thấy, đó là khi Nhà nước sẵn sàng đầu tư không giới hạn cho những ngành, lĩnh vực nghiên cứu khoa học cụ thể thì nảy sinh các quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn trong việc xác định ngành, lĩnh vực nên được ưu tiên đầu tư. Trong đó các nhà khoa học có uy tín trong ngành đều đưa ra những quan điểm đề cao và lý do mà nhà nước nên đầu tư cho ngành, lĩnh vực thuộc chun mơn của mình.
2.2. Tham nhũng trong giai đoạn giao nhiệm vụ KH&CN
Sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhiệm vụ KH&CN được giao theo 2 phương thức: tuyển chọn và giao trực tiếp.
Tuyển chọn: là hình thức được sử dụng khi nhiều tổ chức, cá nhân có
khả năng tham gia thực hiện. Hình thức này nhằm lựa chọn được tổ chức, cá nhân có thể thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất. Cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có thẩm quyền cơng bố trên phương tiện thông tin đại chúng về các nhiệm vụ KH&CN. Người đứng đầu cơ quản quản lý nhà nước về KH&CN quyết định kết quả tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tuyển chọn.
Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN do người đứng đầu cơ quan, tổ chức thành lập theo thẩm quyền để tư vấn việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Thành phần Hội đồng có chủ tịch, 2 thành viên là uỷ viên phản biện và các thành viên khác, gồm:
1/3 là đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, tổ chức sản xuất - kinh doanh sử dụng kết quả KH&CN, các tổ chức khác có liên quan;
Thành viên Hội đồng là các chun gia uy tín, khách quan, có trình độ chun mơn phù hợp và am hiểu sâu về lĩnh vực KH&CN mà Hội đồng được giao nhiệm vụ tư vấn tuyển chọn. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN theo thẩm quyền chỉ định 2 chuyên gia làm phản biện không nêu tên.
Giao trực tiếp: là các nhiệm vụ KH&CN thuộc bí mật quốc gia, đặc
thù của an ninh, quốc phòng, một số nhiệm vụ KH&CN cấp bách và các nhiệm vụ KH&CN mà nội dung chỉ có một tổ chức KH&CN hoặc cá nhân có đủ điều kiện về chun mơn, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ đó.
Cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN các cấp lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để giao thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ KH&CN phải lập đề cương và bảo vệ trước hội đồng KH&CN do cơ quan quản lý thành lập.
Hai hình thức nêu trên đều có những mặt tích cực và hạn chế nhất định, tương ứng là những nguy cơ tiềm ẩn và hình thức tham nhũng khác nhau. Ví dụ như việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN được quy định phải công khai, công bằng, dân chủ và khách quan. Kết quả tuyển chọn được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy về mặt lý thuyết, đây là hình thức hạn chế được tối đa tham nhũng trong quá trình thực hiện. Hình thức giao trực tiếp thực hiện nghiêm túc có ưu điểm đảm bảo về mặt thời gian, tính bảo mật để nhiệm vụ được thực hiện nhanh chóng, giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, hình thức này nếu khơng được kiểm sốt chặt chẽ cũng dễ tạo ra nguy cơ tham nhũng.
Trên thực tế, hình thức tuyển chọn thường được gọi là "đấu thầu" để thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Cũng chính vì tính chất "đấu thầu" đó nên thủ đoạn tham nhũng khi tuyển chọn nhiệm vụ trong giai đoạn này thể hiện dưới dạng "thơng thầu" qua hình thức mang lại lợi ích cho chủ thể khác một cách khơng chính đáng để được nhận lợi ích trong tương lai.
Có 2 loại chủ thể có khả năng tham nhũng với biểu hiện hành vi khác nhau là thư ký hội đồng và thành viên hội đồng.