Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN gây thiệt hại về kinh tế cho đất nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Trang 104 - 105)

kinh tế cho đất nước

Thiệt hại về kinh tế là thiệt hại phổ biến và rõ nét nhất của tệ nạn tham nhũng nói chung, trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN nói riêng.

Thực hiện Luật KH&CN, từ năm 2001 đến nay, hàng năm Nhà nước dành 2% tổng chi ngân sách để đầu tư cho KH&CN. Do sự tăng trưởng kinh tế ổn định của đất nước trong gần 10 năm qua, mức chi ngân sách cho KH&CN cũng tăng tương ứng (ví dụ năm 2007 đạt gần 400 triệu USD). Tuy nhiên, việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn kinh phí đó cũng có nhiều ý kiến cịn chưa thống nhất.

Năm 2006, Kiểm tốn nhà nước đã tiến hành 104 cuộc kiểm toán tại 32 tỉnh, thành phố; 10 bộ, cơ quan trung ương; 16 dự án, chương trình trọng điểm; 22 tổng cơng ty, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính - ngân hàng; 22 đơn vị thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phịng, tài chính Đảng cùng các chuyên đề quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN giai đoạn 2001- 2005. Báo cáo kiểm toán năm 2006 nêu: "Một khoản ngân sách được sử dụng rất "xót" là sự nghiệp KH&CN giai đoạn 2001- 2005. Đã có 9,269 tỉ đồng bị các đơn vị tự rút để chi vào việc khác. 53,575 tỉ đồng bị biến thành "trà nước, giấy bút" phục vụ quản lý nhà nước. Đến khi các đề tài ra đời, làm ra sản phẩm thì rơi rụng 10 phần cịn một. Dự án xong rồi, tài sản như trụ sở, ơtơ, máy móc... được xử lý tùy tiện và cơ bản là rơi vãi. Đáng ngại nhất là ở tất cả các cơ quan được kiểm tốn thì khơng có đơn vị nào khơng có “vấn đề”. Thất thốt lớn nhất nằm trong đầu tư phát triển và chi tiêu cơng. Chi ngân sách là phần có những sai phạm trầm trọng, kéo dài và phổ biến nhất.

Các thông tin trên cho thấy việc sử dụng nguồn kinh phí dành cho KH&CN nói chung và trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN nói riêng

khơng phải lúc nào cũng hiệu quả. Điều đó gây thiệt hại về kinh tế cho đất nước. Thiệt hại có thể chia 2 dạng: trực tiếp và gián tiếp.

Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại cụ thể về nguồn lực dành cho KH&CN như đã nêu trên.

Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại do kết quả nghiên cứu của việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN gây ra. Những kết quả nghiên cứu khơng có hoặc giá trị khoa học thấp có thể ảnh hưởng đến chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hố, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Có thể lấy ví dụ như sau: kết quả nghiên cứu của một dự án KH&CN “hồn thiện cơng nghệ kè bờ chống xói lở vùng ven sơng, biển” đã được nghiệm thu nhưng phần tài chính của dự án có dấu hiệu vi phạm. Theo quy định của pháp luật, kết quả nghiên cứu của một nhiệm vụ chỉ được triển khai tiếp nếu nhiệm vụ đó đã hồn thành về chun mơn và hồn tất các thủ tục về tài chính. Những tồn đọng chưa thể giải quyết được của dự án do những hành vi có dấu hiệu tham nhũng gây ra đã khiến kết quả nghiên cứu đó chưa thể triển khai tiếp vào thực tế cuộc sống, mặc dù kết quả đó - theo đánh giá của một số nhà chun mơn - có thể tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm và đảm bảo đời sống ổn định của nhiều khu dân cư ven khu vực cửa sông, cửa biển thường xuyên bị hiện tượng xói lở đất đe doạ. Đó là những thiệt hại gián tiếp to lớn khơng thể tính tốn được.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w