Tham nhũng trong giai đoạn đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ KH&CN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Trang 71 - 73)

vụ KH&CN

Theo quy định hiện nay, các nhiệm vụ KH&CN thực hiện bằng ngân sách nhà nước khi kết thúc phải được đánh giá, nghiệm thu bởi Hội đồng KH&CN chuyên ngành. Hội đồng sẽ căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung, tiến độ ghi trong hợp đồng đã được ký kết để đánh giá, nghiệm thu. Hội đồng có chủ tịch, hai thành viên là ủy viên phản biện và các thành viên khác. Các thành viên gồm: 1/3 đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước và đại diện tổ chức sản xuất - kinh doanh, các tổ chức khác có liên quan; 2/3 là nhà KH&CN hoạt động trong lĩnh vực KH&CN được giao đánh giá.

Thành viên hội đồng là các chun gia khách quan, có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực KH&CN. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN các cấp theo thẩm quyền chỉ định 2 chuyên gia làm phản biện không nêu danh.

Việc đánh giá, nghiệm thu được thực hiện theo 2 cấp là cấp cơ sở và cấp nhà nước. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở được tổ chức ở cơ sở, chỉ thực hiện việc tư vấn đánh giá kết quả nhiệm vụ so với hợp đồng và các văn bản thoả thuận khác. Hội đồng đánh giá cấp nhà nước được thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định thành lập và thực hiện tư vấn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ để chủ thể có thẩm quyền quyết định nghiệm thu. Cơ sở để đánh

giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN là các sản phẩm cụ thể như chuyên đề, báo cáo cáo tổng kết. Kết quả đánh giá, nghiệm thu cũng là căn cứ để chủ nhiệm và tổ chức chủ trì hồn thành các thủ tục thanh, quyết tốn kinh phí. Do đặc điểm về trình tự, thủ tục hoạt động cũng như nhiệm vụ, quyền hạn các thành viên hội đồng 2 cấp khác nhau nên tham nhũng trong giai đoạn này cũng thể hiện ở nhiều dạng khác nhau.

2.4.1. Hành vi tham nhũng trong hoạt động đánh giá, nghiệm thucấp cơ sở thể hiện chủ yếu là "gian lận", mà cụ thể là dạng cấp cơ sở thể hiện chủ yếu là "gian lận", mà cụ thể là dạng

“nghiệm thu khống”. Dạng này thường do 2 nhóm chủ thể thực hiện là chủ nhiệm đề tài, dự án và thành viên hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở.

Biểu hiện vi phạm của chủ nhiệm đề tài, dự án là việc nghiệm thu khống các chuyên đề. Quy định pháp luật cho phép trong quá trình triển khai nhiệm vụ, chủ nhiệm đề tài, dự án ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân khác để thực hiện một hoặc một số nội dung nghiên cứu chuyên môn như trong bản thuyết minh đã nêu. Đồng thời có nhiệm vụ, quyền hạn đánh giá, nghiệm thu các chuyên đề do tổ chức, cá nhân được thuê thực hiện. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các chuyên đề, chủ nhiệm xây dựng báo cáo tổng kết. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chủ nhiệm thường làm thủ tục thanh lý hợp đồng và nghiệm thu các chuyên đề để làm thủ tục rút tiền mà khơng cần sản phẩm hoặc có nhưng sản phẩm khơng có giá trị.

Khơng chỉ đối với các chun đề, các báo cáo tổng kết đề tài, dự án cũng thường bị nghiệm thu khống bởi nhiều hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở. Tương tự, nhiều hội đồng cũng tư vấn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và đề nghị chủ thể có thẩm quyền quyết định nghiệm thu nhưng thực chất khơng hề có báo cáo tổng kết. Hiện tượng này thường diễn ra ở những nơi mà chủ nhiệm đồng thời là người lãnh đạo cao nhất của tổ chức chủ trì và tổ chức đó cũng là nơi thực hiện việc đánh giá cấp cơ sở. Đặc biệt trong nhiều đề tài, dự án thì chủ nhiệm cũng tham gia thực hiện một số chuyên đề trong đó. Tham

nhũng dạng này khá đơn giản nhưng kín đáo và khó phát hiện, vì nó thường được coi là "chuyện nội bộ". Ví dụ, trong một dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nước thực hiện giai đoạn 2004-2006, quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm dự án đã ký 16 hợp đồng với các tổ chức, cá nhân khác để triển khai các cơng việc cụ thể. Trong đó 2 hợp đồng có kết quả là sản phẩm của dự án khác và có tới 4 hợp đồng được ký khống với một trung tâm hoạt động hỗ trợ sáng tạo KH&CN, tức là có chi tiền mà khơng có sản phẩm. Hoặc những sai phạm được phát hiện trong tháng 3/2009 ở Viện Thú y Trung ương cũng cho thấy có 19/45 đề tài khơng có sản phẩm theo quy định của pháp luật, gây thất thoát, thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng và lãng phí hơn 2,7 tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước. Có đề tài đã được thanh, quyết toán xong từ năm 2005 nhưng vẫn khơng có báo cáo kết quả thực hiện. 2 đề tài cấp nhà nước mã số KC 04-06 và KC 04-16 đã quá thời hạn hai năm mới được nghiệm thu "trên giấy". Từ năm 2001 đến 2003 chủ trì đề tài đã sử dụng hết kinh phí nghiên cứu khoa học là 5,1 tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước, kết thúc đề tài chậm một năm mà khơng có sản phẩm sau nghiên cứu khoa học. Riêng đề tài cấp nhà nước mã số KC 04-06 có 2 hợp đồng th khốn chun mơn chưa thực hiện nhưng cũng đã nghiệm thu [66].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w