- Tiết lộ các thông tin quan trọng trong hồ sơ tổ chức, cá nhân tham gia tuyển
chọn cho tổ chức, cá nhân khác để họ khai thác nhằm giành được lợi thế về điểm để được nhận nhiệm vụ. Những thơng tin đó có thể là tên của nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức, cá nhân thực hiện chính và tham gia phối hợp thực hiện… Một số vấn đề khác như nội dung nghiên cứu cụ thể, dự trù kinh phí nghiên cứu… mặc dù đã được niêm phong kín trong hồ sơ để đảm bảo tính khách quan trong “đấu thầu”, nhưng thực tế bằng cách này hay cách khác, thư ký hội đồng thường nắm được các thông tin. Những thơng tin đó sẽ là cơ sở quan trọng để tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn điều chỉnh hồ sơ của mình về mọi mặt để có thể đạt được điểm cao hơn tổ chức, cá nhân khác.
- Cố ý gây khó khăn về thủ tục hành chính cho các tổ chức, nhân tham gia
tuyển chọn. Cụ thể như, bắt lỗi về biểu mẫu đăng ký, hình thức và số lượng hồ sơ, bản sao văn bằng, lý lịch cá nhân trong hồ sơ, thiếu chữ ký cá nhân… mà những lỗi đó ít có ý nghĩa khi đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ. Hoặc cũng có thể họ lại tạo điều kiện quá quy định cho tổ chức, cá nhân nào đó như chấp nhận hồ sơ nộp quá ngày hết hạn, cho bổ sung, hoàn thiện hoặc thay đổi một số giấy tờ có liên quan để họ giành được lợi thế về thủ tục hành chính trong (hay sau) khi tuyển chọn. Trên thực tế, hiện tượng này diễn ra đơi khi lại xuất phát từ sai sót của tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn. Các nhà khoa học (thường là thuộc khối khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật) ít quan tâm đến những vấn đề mang tính hành chính, văn bản. Ví dụ như năm 2004, có vị giáo sư chuyên ngành xây dựng vẫn ghi quốc hiệu là “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” trong hồ sơ cá nhân. Cũng có trường hợp nhà khoa học nộp hồ sơ cũ của mình đã bị loại từ đợt tuyển chọn trước đó vài năm theo
kiểu “đánh trống ghi tên”, sau đó thỏa thuận với thư ký hội đồng về việc sẽ tráo hồ sơ nếu có khả năng được tuyển chọn để đỡ mất cơng lập hồ sơ mới.
Có thể nói, thủ đoạn của các hình thức này khá đơn giản và rõ nét, thường nảy sinh trong quá trình tuyển chọn.