Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có phạm vi hẹp, ít tạo ra bức xúc trực tiếp cho xã hội và khó bị phát hiện.
Pháp lệnh Chống tham nhũng đã được ban hành từ 1998 và đến nay hệ thống pháp luật về vấn đề này khơng ngừng được bổ sung, hồn thiện. Trên thực tế, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn diễn ra sôi động, quyết liệt. Rất nhiều hiện tượng, vụ việc tham nhũng trên các lĩnh vực, ở nhiều địa phương, với mọi cấp, mọi mức độ và trong các giai đoạn khác nhau đã bị phát hiện và xử lý. Thậm chí những năm gần đây, hệ thống các cơ quan chức năng và phương tiện thông tin đại chúng đã hàng ngày, hàng giờ đưa tin về vấn đề này. Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học nói chung và trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN nói riêng, tháng 3/2009 là lần đầu tiên từ trước đến nay một vụ việc tham nhũng mới bị phát hiện ở Viện Thú y Trung ương (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Mặc dù vụ việc rất nghiêm trọng nếu xét dưới góc độ tham nhũng trong nghiên cứu khoa học, gây thiệt hại về vật chất khá lớn (gần 6 tỷ đồng) nhưng chỉ có một vài tờ báo đưa tin trong thời gian ngắn, và theo đánh giá của một số cán bộ trong lĩnh vực an ninh văn hố thì dư luận xã hội ít bức xúc đối với vụ việc này. Nếu so sánh với một số trường hợp tiêu cực khác như việc cô giáo bớt xén khẩu phần ăn của các cháu học sinh mẫu giáo, hay vụ một số cán bộ Đoàn Thanh niên dùng tiền đoàn viên ủng hộ đồng bào bị bão lũ để ăn nhậu, hoặc gần đây nhất là một tổ chức cơng đồn đã bớt xén tiền ăn Tết của cơng nhân… thì rõ ràng dư luận xã hội bức xúc hơn nhiều so với vụ việc tham nhũng trong KH&CN, mặc dù thiệt hại về kinh tế của các vụ việc đó
thấp hơn nhiều lần. Một trong những ngun nhân chính khiến cho tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ít tạo ra bức xúc trực tiếp cho xã hội vì có phạm vi hẹp, khó bị phát hiện.
Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có phạm vi hẹp và khó bị phát hiện bởi nó có chủ thể, đối tượng và phạm vi thực hiện đặc biệt.
Chủ thể thực hiện đặc biệt ở chỗ phải là những người có trình độ học vấn cao, những tổ chức bao gồm nhiều người có trình độ học vấn cao thể hiện thơng qua học hàm, học vị và chức vụ nghiên cứu…
Đối tượng thực hiện đặc biệt ở chỗ, đó chủ yếu là các nhiệm vụ KH&CN của nhà nước, kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. Đồng thời, do tính chất đặc thù nên việc nghiên cứu được chấp nhận rủi ro (thất bại), hiệu quả mang lại ít nhận thấy rõ và có "độ trễ" nhất định… Bởi vì, khơng giống như hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường với những sản phẩm vật chất cụ thể mà người dân có thể sử dụng được trong cuộc sống hàng ngày, sản phẩm của nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản thường mang tính trừu tượng, ít "gần gũi", trực tiếp với người tiêu dùng. Trong nhiều trường hợp, thành tựu của nghiên cứu khoa học chỉ thấy được sau khi cơng trình nghiên cứu đã kết thúc hàng chục năm. Ví dụ như khám phá về vai trị của testosterone (một hormone nội tiết) trong thập niên 30 của thế kỷ trước, nhưng phải đến 40 năm sau mới tìm thấy được ứng dụng trong lâm sàng và chăn nuôi. Mặc dù hiệu quả ứng dụng rất lớn, nhưng người dân cũng chỉ để ý đến những sản phẩm ứng dụng chứ không quan tâm đến sự khám đó. Nhìn chung, những thành tựu trong nghiên cứu khoa học thường ít được công chúng để ý hay ghi nhận kịp thời.
Đối với nhiều nhiệm vụ KH&CN mà kết quả được chuyển giao vào đời sống sản xuất thì tổ chức, cá nhân được tiếp nhận thường chỉ đơn thuần đứng trên quan điểm "dân đang nghèo, thiếu mọi thứ" nên "được cái gì thì
q cái đó", nhưng đáng lẽ người dân phải được hưởng nhiều hơn nữa. Nhận định về vai trò giám sát của nhân dân đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học - yếu tố quan trọng nhất trong phòng, chống tham nhũng - Giám đốc Sở KH&CN của một tỉnh và một vị phó giáo sư chun ngành nơng nghiệp của Đại học Thái Nguyên đã nhận xét rằng, người dân khó có đủ điều kiện, khả năng, trình độ để tiếp cận. Thậm chí, có ý kiến cịn ví "nghiên cứu KH&CN là sân chơi riêng của giới trí thức". Hơn nữa, tính đặc thù trong hoạt động nghiên cứu như tiềm ẩn rủi ro, hiệu quả ít nhận thấy rõ… cũng thường được chủ thể tham nhũng dựa vào đó để biện minh cho các vi phạm cụ thể. Do đó