vụ KH&CN ở Việt Nam
Trên phương diện lý luận và pháp lý, tham nhũng nói chung, tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN nói riêng được coi là những hành vi tiêu cực. Nhưng nếu xem xét nó với tư cách là một hiện tượng xã hội thì có ý kiến cho rằng, sẽ chưa khách quan nếu kết luận như vậy. Bởi vì, xét ở một góc độ nào đó, tham nhũng cũng có tính tích cực của nó. Trong một điều kiện và hồn cảnh nhất định, tham nhũng làm cho công việc trở nên suôn sẻ và trôi chảy hơn. Trong một hội nghị quốc tế về vấn đề tham nhũng ở châu Á, một học giả nước ngoài đã từng nhận định: "Mới cách đây vài năm, những thành công về kinh tế của các quốc gia Đông Á đã được giới quan sát cho là nhờ tác động tích cực có thể dự đốn của nạn tham nhũng trong việc thúc đẩy quá trình ra quyết định. Một số ý kiến cho rằng, những hành vi này là những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế nhanh, nhưng đồng thời cũng tạo ra một vấn nạn khó giải quyết. Nhiều doanh nghiệp coi hối lộ như một chi phí kinh doanh, bộ phận khác quan niệm hối lộ là chấp nhận được bởi thuận tiện để phát triển kinh doanh và tăng doanh số bán hàng" [38]. Dưới một góc độ nào đó, tham nhũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của một số quốc gia nhờ tác dụng đẩy nhanh sự vận hành trong bộ máy hành chính. Đã từng có quốc gia, có thời kỳ coi tham nhũng như một phần của hoạt động mang tính kinh tế, lợi ích. Thậm chí, tham nhũng cịn được coi là "mặt trái cần thiết của sự phát triển kinh tế" [39].
Ở Việt Nam, theo báo cáo kết quả điều tra xã hội học về dư luận xã hội đối với tham nhũng do Ban Quản lý dự án "Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng" (thuộc Ban Nội chính Trung ương) thực hiện 2005: có 43,2% trong tổng số 1.301 cán bộ, cơng chức được phỏng vấn lời rằng, đã vài lần gặp người khác đưa tiền hoặc nhờ người trung gian tìm cách móc nối để giải quyết cơng việc; có 48,9% trong tổng số 855 doanh nhân cho rằng việc đưa
tiền, quà là cách giải quyết công việc nhanh nhất và dễ thực hiện nhất, hoặc cho rằng chi phí đó rất nhỏ so với lợi ích mang lại khi cơng việc được giải quyết và việc gì cũng cần mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cũng có một số ý kiến khác nhau về tham nhũng. Kết quả một cuộc điều tra do Thanh tra Bộ KH&CN thực hiện trong năm 2008 cho thấy, trong tổng số 153 cán bộ, công chức ở 63 Sở KH&CN trên toàn quốc tham gia cho ý kiến, có 32 ý kiến không chấp nhận hành vi tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Nhưng có tới 41 ý kiến cho rằng, phải tuỳ trường hợp cụ thể và 1 ý kiến "thơng cảm" với hành vi tham nhũng. Có 29 trường hợp coi tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN là xấu hoàn toàn, 19 trường hợp coi hành vi đó khơng tốt cũng khơng xấu. Thậm chí, có 31 trường hợp đánh giá là xét dưới một góc độ nào đó cũng có yếu tố tích cực (ví dụ có thể làm cơng việc trơi chảy hơn và đạt kết quả tốt hơn) [42].
Điều này có vẻ mâu thuẫn và đi ngược lại với quan điểm, chủ trương, đường lối chống tham nhũng hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. Nhưng xét về bản chất, đó là sự kết hợp giữa lợi ích cá nhân với kết quả công việc được giải quyết - thể hiện dưới dạng tiêu cực, đồng thời nó cũng phản ánh một cơ chế vận hành chưa hiệu quả và một thiết chế quản lý chưa ổn định. Có ý kiến cịn cho rằng, dù chúng ta không tuyên bố: "Sống chung với tham nhũng" nhưng tham nhũng vẫn tồn tại như một quy luật khách quan. Có nghĩa là "chủ quan" của chúng ta có vấn đề, và đó là "lỗi hệ thống".
Chính vì vậy, việc phịng, chống tham nhũng trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cần được bắt đầu từ "gốc" tức là điều chỉnh quan điểm, mục đích và cơ chế quản lý. Đảm bảo tính hợp lý, hài hịa giữa "cung" và "cầu", đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả để đảm bảo kết quả nghiên cứu thực sự gắn với thực tiễn cuộc sống. Kinh nghiệm của một số nước có nền KH&CN đang phát triển mạnh, thành cơng trong việc kiềm chế, đẩy lùi tham
nhũng trong nghiên cứu khoa học như Hungary, Trung Quốc cho thấy, quan điểm đó phù hợp và có tính khả thi cao. Chính sách, biện pháp mà các quốc gia đó đã thực hiện tập trung chủ yếu vào ba vấn đề chính:
Một là, nguồn kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu KH&CN phải được sử dụng và kiểm soát như nguồn vốn đầu tư mà hiệu quả đánh giá căn cứ vào kết quả ứng dụng và thực tiễn cuộc sống xã hội.
Hai là, phòng chống tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN phải được thực hiện đồng bộ. Hồn thiện cơ chế, chính sách để giải quyết những vấn đề tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng từ "mục đích nghiên cứu", "điều kiện dành cho nghiên cứu", đến "kết quả nghiên cứu" và "xử lý vi phạm trong nghiên cứu".
Ba là, tách bạch giữa nghiên cứu khoa học với quyền lực hành chính để đảm bảo mục đích, động cơ, kết quả của nghiên cứu khoa học mang tính chính xác, khách quan và hiệu quả.
Trên cơ sở các điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, cơng tác phịng, chống tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có thể tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, xã hội hoá và chuyển hình thức đầu tư cho nghiên cứu KH&CN từ trực tiếp sang gián tiếp
Việc đầu tư cho nghiên cứu KH&CN hiện nay chủ yếu từ ngân sách nhà nước, được kiểm soát, điều chỉnh theo Luật Ngân sách và các quy định về quản lý tài chính cơng. Nhưng đặc thù của hoạt động nghiên cứu KH&CN là tự do sáng tạo, có tính rủi ro lớn, hiệu quả đem lại thường là gián tiếp và có độ "trễ" nhất định. Chính vì vậy, trong việc kiểm sốt và quản lý nguồn vốn đầu tư thường có tình trạng "quá chặt" hoặc "quá lỏng". Cả hai tình trạng này sẽ dẫn việc hoặc là vấn đề nghiên cứu rất khó thực hiện, hoặc là kinh phí bị thất thốt. Nhiều ý kiến cho rằng dùng tiền ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học vừa khó lại vừa dễ. Chính vì vậy, việc xã hội hóa hoạt
động đầu tư cho khoa học nói chung và cho thực hiện các nhiệm vụ KH&CN nói riêng cần phải đa dạng hố nguồn kinh phí, đặc biệt là nguồn kinh phí từ khu vực tư, từng bước giảm dần nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Thực hiện giải pháp này là làm giảm nguy cơ nảy sinh tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thông qua việc hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước. Nói như vậy khơng có nghĩa Nhà nước sẽ giảm nguồn kinh phí dành cho KH&CN mà chuyển từ việc sử dụng ngân sách trực tiếp cho các nhiệm vụ cụ thể sang hình thức dùng nguồn tài chính đó để thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ gián tiếp thơng qua các quỹ đầu tư, quỹ đổi mới, quỹ phát triển KH&CN hoặc khuyến khích bằng chính sách thuế. Chẳng hạn, nếu các doanh nghiệp tài trợ cho đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản (đề tài được hội đồng quốc gia có tham vấn quốc tế lựa chọn), khoản tài trợ đó của doanh nghiệp có thể được Nhà nước khấu trừ một phần hay toàn bộ vào thuế. Nhà nước tạo điều kiện để việc nghiên cứu KH&CN gắn liền với thực tế cuộc sống, đồng thời sử dụng cơ chế giám sát tài chính của khu vực tư, vốn rất hữu hiệu trong việc đảm bảo hiệu quả nhanh chóng và thực tế đối với đồng vốn. Nhà khoa học có thể nhận đơn đặt hàng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoặc họ có thể nhận đầu tư từ các quỹ khác nhau. Các nhà khoa học có thể làm việc bằng kinh phí từ các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ khác. Thơng qua các chính sách nêu trên, chúng ta khơng chỉ xã hội hóa được các hoạt động nghiên cứu, mà cịn tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa nghiên cứu và sản xuất, đồng thời tạo nên một yếu tố nữa để đảm bảo quyền kiểm soát của nhân dân, giảm bớt tham nhũng trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Ví dụ, Hungary trước đây vận hành cơ chế quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về hệ thống cơ quan quản lý, cơ chế xét duyệt hội đồng, nguồn kinh phí nhà nước đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, nên cũng có những hiện tượng tiêu cực tương tự ở Việt Nam như: thơng đồng, móc ngoặc, gian lận
hoặc "làm lại" nhiệm vụ với mục đích lấy tiền tài trợ… Để giải quyết các hiện tượng tiêu cực đó, Chính phủ Hungary đã giao việc xét duyệt và theo dõi thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cho một tổ chức kinh tế là Tổng Công ty phát triển kinh tế Hungary (Ngân hàng Quốc gia Hungary nắm giữ cổ phần chủ yếu). Triển khai các đề tài, dự án được coi như hoạt động đầu tư, đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện, đặc biệt chú ý đến tính mới và hiệu quả ứng dụng. Cách làm này là biện pháp gián tiếp hữu hiệu để quản lý, bảo toàn và sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của Nhà nước, đồng thời nâng cao chất lượng các đề tài, dự án KH&CN.
Thứ hai, lấy kết quả cuối cùng của việc nghiên cứu KH&CN làm tiêu chí đánh giá
Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau trong việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học. Có quan điểm cho rằng, cần kiểm sốt chặt chẽ về chun mơn và tài chính trong bản thuyết minh đề cương, sau đó chỉ cần giám sát nghiêm việc thực hiện theo bản thuyết minh đó. Quan điểm khác lại cho rằng, nghiên cứu khoa học là hoạt động đặc thù nên phải chấp nhận thất bại và tổn thất tài chính, khơng một quốc gia nào đầu tư cho KH&CN có thể tránh được thiệt hại này. Thậm chí có quan điểm cịn cho rằng, ngay cả sự thất bại của đề tài, dự án cũng là một dạng kết quả - tức là "sự thất bại nói lên rằng hướng nghiên cứu đó, phương pháp nghiên cứu đó… khơng đi đến thành công.
Tuy nhiên, hiện nay KH&CN đang phát triển rất nhanh và với một quốc gia đang cố gắng biến "KH&CN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp" như nước ta thì việc coi hiệu quả tác động đến kinh tế - xã hội của kết quả đề tài, dự án phải đặt lên hàng đầu. Nói cách khác là phải đặt ra tính thực dụng đối với các nhiệm vụ KH&CN. Cụ thể, cần chia các nghiên cứu thành hai loại: nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bản.
Các nghiên cứu ứng dụng nói chung có khả năng nhanh chóng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và thu được lợi nhuận, nên để cho thị trường điều
tiết. Đối với những nghiên cứu có ứng dụng đặc biệt quan trọng cần sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước, phải xác định quan điểm: "Không cần biết nhà khoa học nghiên cứu những nội dung gì, Nhà nước chỉ cần biết hiệu quả cuối cùng". Có thể căn cứ vào 3 tiêu chí cụ thể:
- Giải pháp có đáp ứng nhu cầu xã hội khơng? (để khi thành cơng có thể ứng dụng và thương mại hóa vào thực tiễn cuộc sống).
- Ưu việt so với giải pháp đã có trên thế giới là gì?.
- Cơ sở nào khẳng định giải pháp đã thành công và chắc chắn sẽ thu lãi?
Các nghiên cứu cơ bản, khó có thể được thương mại hóa để sinh lời nên cũng khó thu hút được các nguồn đầu tư tư nhân, vì thế cần có sự đầu tư của Nhà nước. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực trọng điểm và có thể chấp nhận tỷ lệ rủi ro nhất định. Tuy nhiên, việc tuyển chọn cần phải cơng minh và khắt khe, có thể có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế độc lập. Chỉ những đề tài thực sự hứa hẹn có giá trị mới được đầu tư và đảm bảo điều kiện tốt nhất có thể để đề tài nghiên cứu được tiến hành thuận lợi, theo đúng chuẩn mực trong nghiên cứu khoa học.
Ngoài việc chia nghiên cứu thành 2 loại với các tiêu chí đánh giá cụ thể, cịn phải tiến hành hạn chế, loại bỏ kiểu đánh giá mà chủ thể có quyền đánh giá lại phụ thuộc vào chủ thể bị đánh giá như hiện nay. Bởi vì, rất khó để đảm bảo tính chính xác trong việc đánh giá kết quả nghiên cứu khi hội đồng khoa học phải làm công việc đánh giá đề tài do cán bộ lãnh đạo cấp trên chủ trì.
Thứ ba, tách biệt giữa chức vụ hành chính với chức vụ khoa học
Trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đánh giá cán bộ của hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, chức vụ hành chính vốn có mối liên hệ chặt chẽ với chức vụ khoa học và học hàm, học vị. Đây là một vấn đề có tính lịch sử ở các nước Á Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng. Biểu hiện rõ nét là tâm lý
"học để làm quan" đã tồn tại lâu đời trong nhân dân. Tâm lý này và cơ chế tổ chức, sắp xếp cán bộ luôn "đề cao" học vị đã tạo ra áp lực và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người coi khoa học như một cơng cụ để đạt được mục đích làm chính trị của mình. Do vậy, để góp phần hạn chế tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, cần phải trả lại tính khách quan, độc lập cho nghiên cứu khoa học. Cụ thể là, nên hạn chế việc lấy kết quả và kinh phí nghiên cứu làm tiêu chuẩn đánh giá, bổ nhiệm đối với cán bộ trong hệ thống cơ quan quản lý nói chung và trong các tổ chức nghiên cứu khoa học nói riêng. Hạn chế việc chuyển ngang đối với chức vụ hành chính và chức vụ khoa học. Tạo hướng phấn đấu, phát triển của cán bộ một cách rõ ràng theo 2 hướng quản lý hành chính hoặc nghiên cứu khoa học. Phân công công việc đúng năng lực chuyên môn để tránh sự lẫn lộn giữa công việc nghiên cứu và quản lý hành chính. Ví dụ, ở Trung Quốc hiện nay đang dần loại bỏ việc lấy luận án, tác phẩm, đề tài, dự án hoặc kinh phí nghiên cứu làm tiêu chuẩn đánh giá cán bộ quản lý các viện nghiên cứu, trường đại học để giảm áp lực phấn đấu thơng qua hình thức nghiên cứu khoa học.
Có thể việc tách bạch giữa chức vụ hành chính và chức vụ khoa học ở Việt Nam tương đối khó trong giai đoạn hiện nay, vì quan niệm trên vẫn cịn khá sâu sắc trong tư duy của nhiều vị lãnh đạo cấp cao. Trong một bài phát biểu về định hướng sắp xếp cán bộ của địa phương mình, một vị lãnh đạo cao nhất của một thành phố trực thuộc trung ương cho biết "sẽ xem xét bổ nhiệm các chuyên gia đầu ngành về làm việc ở những lĩnh vực trọng yếu của thành phố" [65]. Có nghĩa là, tạo một hành lang để chuyển ngang những người chuyên làm nghiên cứu khoa học sang làm cơng tác quản lý hành chính nhà nước. Các nhà nghiên cứu khoa học giỏi, có học vị cao thường có điều kiện, khả năng làm tốt công tác quản lý, nhưng khơng có nghĩa, tất cả trong số họ đều sẽ trở thành những nhà quản lý tài ba (đặc biệt là các nhà khoa học thuộc khối kỹ thuật vốn rất ít quan tâm đến tri thức quản lý nhà nước cũng như các
quy luật vận động của xã hội). Đường hướng mà vị lãnh đạo nêu có thể tạo ra hệ luỵ là, ngoài việc tạo áp lực và cơ hội cho những người mượn danh khoa