Nhóm hành vi “thơng đồng, móc ngoặc”, thường biểu hiện cụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Trang 67 - 71)

thể như sau:

“Cài giá” trong các hợp đồng

Trong dự toán kinh phí của đề tài, dự án nghiên cứu khoa học đều có các nội dung thuê khốn chun mơn và mua sắm trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Tuỳ thuộc từng lĩnh vực khoa học mà các nhiệm vụ có sự khác nhau ở những nội dung đó. Các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn chủ yếu là các nội dung th khốn chun mơn như viết chuyên đề, triển khai điều tra, khảo sát… Các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật lại tập trung vào các nội dung mua nguyên, nhiên vật liệu thí nghiệm hay thiết kế, chế tạo các chi tiết máy. Đặc biệt, đối với các dự án sản xuất thử nghiệm hoặc hồn thiện cơng nghệ thì nội dung mua sắm trang thiết bị, máy móc lại là chủ yếu. Trong phạm vi dự tốn được duyệt, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm có thể triển khai việc th khốn và mua sắm trang thiết bị. Lợi dụng quyền hạn này, chủ nhiệm và tổ chức chủ trì thường thoả thuận với đối tác ký những hợp đồng cao hơn giá trị thực tế để thanh tốn và hưởng phần chênh lệch. Thường thì các đối tác đều đồng ý bởi vì phía họ đã được cung cấp dịch vụ, hàng hóa và khơng hề mất gì, kể cả thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập của họ cũng đã được tổ chức chủ trì và chủ nhiệm chi trả đầy đủ. Hiện tượng này tương đối phổ biến vì từ khi lập dự tốn đến khi triển khai là một khoảng thời gian tính bằng năm và giá cả thị trường có thể biến động. Nhưng dù giá của dịch vụ, nguyên vật liệu biến động thế nào, chủ thể vi phạm vẫn có thể thực hiện được việc “cài giá”. Trường hợp giá hạ thấp, họ trả tiền cho đối tác theo

giá thị trường nhưng thanh toán với đề tài, dự án giá trong dự toán; trường hợp giá tăng cao, họ đề nghị cơ quan quản lý điều chỉnh theo báo giá đã thoả thuận trước với đơn vị cung cấp. Trong sản phẩm của dự án hồn thiện cơng nghệ kè bờ đê chống xói lở được nghiệm thu năm 2006, có một chiếc máy ép thủy lực để tạo ra các viên gạch lát với giá trị xin thanh tốn là gần 1 tỷ đồng. Mặc dù, có người trong nhóm thiết kế đã tiết lộ giá trị thực đầu tư cho máy là 160 triệu đồng, một số chuyên gia độc lập xác định giá trị của máy chỉ khoảng 300 triệu đồng tính cả giá trị trí tuệ trong máy, nhưng các nhà quản lý vẫn phải quyết tốn gần 1 tỷ đồng vì tổ chức chủ trì và chủ nhiệm xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng minh giá trị của máy qua các hợp đồng cung cấp thiết bị, linh kiện.

Tuy nhiên, không phải chủ nhiệm và tổ chức chủ trì có quyền thực hiện tất cả các nội dung mua sắm mà có một số hạng mục sẽ do cơ quan quản lý thực hiện. Nhưng kể cả trong trường hợp đó, với tư cách chủ thể thực hiện nhiệm vụ thì chủ nhiệm và tổ chức chủ trì - với lý do để đảm bảo chất lượng chun mơn - vẫn có thể đề nghị cơ quan quản lý mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu tại một số nơi đã có sự thoả thuận từ trước. Cơ quan quản lý cũng thường thực hiện theo đề nghị đó vì sợ phải chịu trách nhiệm khi đề tài, dự án khơng hồn thành bởi nguyên nhân trang, thiết bị đã mua sắm không phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

“Ngâm” tài sản nhà nước để sử dụng riêng

Hầu hết các nhiệm vụ KH&CN khi kết thúc đều có những sản phẩm mang giá trị vật chất nhất định - là kết quả đề tài, dự án hoặc hình thành từ việc mua sắm trang thiết bị phục vụ nghiên cứu như các loại máy móc, dụng cụ thí nghiệm, phân tích… Đặc biệt, các dự án nghiên cứu triển khai thường có khối lượng tài sản mua sắm khá lớn. Theo quy định của pháp luật hiện nay, các tài sản có nguồn gốc từ kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế, Nhà nước không thể tiếp nhận ngay các tài sản đó mà thường tạm giao cho cơ quan chủ trì đề tài, dự án

quản lý cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Đối với hệ thống cơ sở vật chất gắn liền với đất như nhà xưởng, phịng thí nghiệm… thì việc thu hồi và quản lý càng khó khăn hơn. Do vậy, nhiều chủ nhiệm và tổ chức chủ trì lợi dụng tình hình đó để tham nhũng. Biểu hiện cụ thể của hành vi là nhân danh tập thể, lấy tư cách chủ nhiệm và tổ chức chủ trì để sử dụng, khai thác các tài sản nhằm phục vụ và thu lợi cho cá nhân, cho tập thể tổ chức chủ trì. Vì tranh thủ thời gian nên các loại tài sản được khai thác hết công suất và nhanh chóng xuống cấp, đến khi cơ quan quản lý có thẩm quyền thu hồi thì giá trị tài sản cịn rất thấp. Khi đó, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm xin để lại, bổ sung tài sản cho đơn vị hoặc mua theo hình thức thanh lý nhằm phục vụ các hoạt động nghiên cứu của đơn vị. Đối với nhiều loại phương tiện, thiết bị quý hiếm và có giá trị khai thác lâu dài, chủ nhiệm và tổ chức chủ trì thường cố ý "giữ" tài sản ở lại đơn vị bằng cách đưa ra nhiều lý do khác nhau. Nếu hành vi chỉ dừng lại ở mức độ như vậy thì nó mang tính chất gian lận. Nhưng nhiều trường hợp, chủ nhiệm và tổ chức chủ trì "tác động" và được sự hỗ trợ ngầm của những chủ thể có thẩm quyền để họ "bỏ quên" các tài sản đó ở đơn vị trong một thời gian dài mà không thu hồi. Những trường hợp như trên, người ta hay gọi là thơng đồng, móc ngoặc "ngâm" tài sản của nhà nước để trục lợi riêng. Giai đoạn 2001-2004, một trường đại học chuyên ngành xây dựng của Việt Nam và một tổ chức của Nhật Bản hợp tác thực hiện dự án nghiên cứu bảo tồn, xây dựng hình mẫu kiểu nhà ống ở khu vực phố cổ Hà Nội. Trong dự án có nội dung xây dựng một số nhà kiểu mẫu với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ sinh hoạt trong khu vực khuôn viên của trường đại học. Sau khi kết thúc dự án, về nguyên tắc, số tài sản trên phải được bàn giao cho cơ quan quản lý của nhà nước nhưng vì có nhiều thiết bị chun dụng và gắn liền với nhà, nhà lại gắn liền với đất nên cơ quan quản lý gặp lúng túng trong việc thu hồi. Hơn nữa, chủ nhiệm dự án và nhà trường lấy lý do sử dụng nhà mẫu đó cho sinh viên học tập, nghiên cứu, đồng thời lý do đó đã được "trình bày

riêng" nên một số chủ thể có thẩm quyền đã “lờ” đi việc bàn giao lại tài sản cho nhà nước. Thực chất, những nhà mẫu đó đã được cho thuê, tiền thu được không nộp vào ngân sách nhà nước mà chia cho bên đang quản lý tài sản và bên "quên" thu hồi tài sản.

Như vậy, tài sản của nhà nước đã trở thành tài sản của cá nhân, của đơn vị. Nói một cách khác thì trong những trường hợp như trên, nhà nước chỉ còn quyền định đoạt, khơng cịn quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản và các lợi nhuận thu được từ tài sản.

Đầu tư vốn kinh doanh bằng tiền đề tài, dự án

Theo quy định hiện nay, sau khi có quyết định giao nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về KH&CN, chủ nhiệm và tổ chức chủ trì có thể tiến hành thủ tục tạm ứng tiền mặt, tối đa là 70% tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ để triển khai các nội dung nghiên cứu. Đối với nhiều đề tài, dự án trọng điểm hoặc cấp nhà nước thì 70% là số kinh phí rất lớn, có thể lên tới vài tỷ đồng. Tuy nhiên, vì các nội dung nghiên cứu được tiến hành trong một thời gian dài nên khó có thể giải ngân hết số tiền đó ngay được. Chính vì vậy, có những tổ chức chủ trì và chủ nhiệm lợi dụng việc này để "chiếm dụng vốn nhà nước". Thông thường, biểu hiện cụ thể của hành vi là sử dụng số tiền dư đó để gửi tiết kiệm lấy lãi. Nhiều trường hợp lại dùng khoản kinh phí đó để đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ với lý do là để khảo sát, thực nghiệm phục vụ nghiên cứu chun mơn, nhưng thực chất lại tìm kiếm lợi nhuận. Tất nhiên, việc lấy tiền đầu tư kinh doanh có thể gặp rủi ro, dễ bị phát hiện và bị quy kết trách nhiệm nên chủ thể tham nhũng thường có sự thỏa thuận trước với đối tác, lấy đối tác đó làm "bình phong", làm cơ sở đảm bảo sự tồn tại của nguồn kinh phí nếu vi phạm bị phát hiện. Ví dụ, trong dự án đã nêu về hành vi gian lận bằng hình thức "sử dụng sai mục đích số kinh phí dành cho nghiên cứu", với tổng số 2 tỷ đồng dành cho nghiên cứu khoa học chỉ có khoảng 300 triệu đồng thực sự được sử dụng cho các nội dung chuyên

mơn. Số cịn lại đã bị một số cá nhân trong tổ chức chủ trì sử dụng một phần làm vốn góp kinh doanh với một cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến nội dung nghiên cứu của dự án. Qua thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện thấy trong số 500 triệu đồng vốn pháp định của cơng ty đó thì 400 triệu đồng là tiền vốn góp có nguồn gốc từ kinh phí nghiên cứu khoa học của dự án. Một phần khác được sử dụng để đầu tư vào thị trường nhà đất và khơng thể thu hồi ngay vì thị trường bất động sản rơi vào tình trạng suy giảm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w