vi hẹp, ít tạo ra bức xúc trực tiếp cho xã hội và khó bị phát hiện.
2.6. Những khó khăn khi xác định hành vi tham nhũng trong việcthực hiện các nhiệm vụ KH&CN thực hiện các nhiệm vụ KH&CN
Các nội dung nêu trên đã đề cập đến những nét cơ bản nhất trong "bức tranh toàn cảnh" về tham nhũng ở các giai đoạn thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Hiện nay, việc phát hiện và xử lý còn rất hạn chế mà một trong những lý do chính là vẫn tồn tại một số vấn đề chưa có sự thống nhất, tạo ra khó khăn khi xác định hành vi tham nhũng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN, cụ thể là:
Thứ nhất, cách hiểu về "chức vụ, quyền hạn" theo quy định của pháp
luật hiện nay được lý giải theo hướng quyền lực hành chính. Quyền lực được Nhà nước giao cho cá nhân thường mang tính ổn định, lâu dài. Có 4 nhóm đối tượng được coi là người có chức vụ, quyền hạn.
Nhóm thứ nhất là cán bộ, công chức, viên chức được quy định trong
pháp luật về cán bộ, cơng chức;
Nhóm thứ hai là nhóm thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được quy
Nhóm thứ ba là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp Nhà nước
(doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) hoặc cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp khác;
Nhóm thứ tư và những người tuy không phải là cán bộ, công chức nhà
nước nhưng được giao nhiệm vụ, công vụ nhất định.
Tuy nhiên, trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, quyền lực chỉ được giao trong một thời gian ngắn, trong một vụ việc cụ thể như tham gia các hội đồng thẩm định, hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ… và nhiệm vụ, quyền hạn được giao sẽ chấm dứt ngay sau khi hội đồng kết thúc cơng việc. Ngồi ra, bên cạnh quyền lực hành chính, những người thực hiện nhiệm vụ KH&CN (thường là những người có học hàm, học vị cao) cịn có ảnh hưởng nhất định từ học hàm, học vị của mình.
Chính vì vậy, trong một số vụ việc tiêu cực cụ thể đã phát hiện, có nhiều ý kiến khác nhau của các chủ thể có thẩm quyền về vấn đề "quyền lực" và "lợi dụng quyền lực". Có ý kiến cho rằng, những nhà khoa học được mời tham gia các hội đồng là những người có "chức vụ, quyền hạn". Quan điểm khác lại cho rằng họ chỉ là những người được tham gia với vai trò tư vấn, quyền quyết định thuộc về những chủ thể trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đó mới là những người có "chức vụ, quyền hạn". Điều này đã làm hạn chế việc xử lý các hành vi tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.
Thứ hai, vấn đề trách nhiệm. Trong việc thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN, chủ thể bao gồm tổ chức chủ trì và chủ nhiệm. Chủ nhiệm là cá nhân cụ thể nên việc xác định yếu tố lỗi và trách nhiệm cá nhân khi xảy ra các hành vi vi phạm ít gặp khó khăn. Nhưng với tổ chức chủ trì, khi có tham nhũng xảy ra thì dù cá nhân người đại diện tổ chức chủ trì có biểu hiện vi phạm nhưng rất khó tách bạch và quy kết đó là lỗi cá nhân mà hành vi vi phạm thường được đổ lỗi cho tổ chức. Mà tổ chức lại không phải là chủ thể
của hành vi tham nhũng. Hiện tượng này thể hiện rõ nét trong những tổ chức xã hội nghề nghiệp, những tổ chức có tư cách pháp nhân nhưng liên kết giữa các thành viên khá lỏng lẻo và mọi hoạt động của tổ chức chủ yếu do một vài cá nhân điều hành. Chính vì vậy, nhiều vụ việc tiêu cực có dấu hiệu tham nhũng nhưng khơng thể chứng minh được chủ thể, nên thường được giải quyết như những vi phạm về thủ tục hành chính đơn thuần.
Thứ ba, việc chứng minh yếu tố vụ lợi. Đặc thù của hoạt động nghiên
cứu KH&CN là có tính "rủi ro". Nghĩa là trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, Nhà nước chấp nhận thất thốt những khoản kinh phí nhất định nếu nhiệm vụ đó thất bại. Nhưng vấn đề này lại được một số chủ thể lợi dụng để che dấu yếu tố "vụ lợi". Kết quả nghiên cứu không thành công thường được đưa ra là lý do của việc thất thốt kinh phí dành cho nghiên cứu. "Vụ lợi" là yếu tố quan trọng cấu thành nên thành vi tham nhũng. Không chứng minh được yếu tố vụ lợi đồng nghĩa với việc khó có thể xác định, xử lý vi phạm nói chung và tham nhũng nói riêng.
* *
*
Những vấn đề nêu trên đã phần nào khái quát được các biểu hiện tiêu cực nói chung, tham nhũng nói riêng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Đồng thời cũng cho thấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của nó do nhiều yếu tố mang tính xã hội tạo nên. Hệ lụy gây ra không những tác động trực tiếp đến chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học, đến chính sách phát triển KH&CN của nước nhà mà cịn ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Điều đó cũng là cơ sở thực tiễn để có những nghiên cứu tìm hiểu ngun nhân, hậu quả của tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và gợi ý một số giải pháp phòng, chống để giải quyết căn bản hiện tượng tiêu cực này.
Chương 3