hiện qua việc cố ý chấm điểm, đánh giá cao hơn năng lực thực tế của tổ chức, cá nhân (đã móc ngoặc từ trước) để họ được thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Mặc dù đã có hệ thống bảng điểm để đảm bảo tính khách quan nhưng việc cho điểm và nhận xét lại mang tính chủ quan. Biểu hiện cụ thể của hành vi thường là trong phiếu nhận xét cá nhân đối với các nhiệm vụ, thành viên hội đồng không đưa ra nhận xét hoặc nhận xét thiếu định lượng gây khó khăn cho cơ quan quản lý. Trong nhiều trường hợp còn nhận xét khen hoặc chê thái quá đối với các tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn. Thủ đoạn của hình thức này khơng rõ nét và mang tính gián tiếp, bởi vì dù số điểm của hồ sơ mang ý nghĩa quyết định đối với việc tổ chức, cá nhân có được tham gia thực hiện nhiệm vụ hay không, nhưng trên danh nghĩa quyết định giao nhiệm vụ lại thuộc thẩm quyền chủ thể khác chứ khơng phải các thành viên hội đồng.
Có thể nói, trong giai đoạn này, chủ thể tham nhũng là những người có khả năng tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nào đó được nhận thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Đổi lại, tổ chức, cá nhân đó mang lại cho họ những lợi ích nhất định. Các lợi ích cũng rất đa dạng, có thể là tiền, chuyến đi nước ngồi hay danh vị cá nhân…, có thể trực tiếp, cũng có thể gián tiếp cho người thân, cơ quan, tổ chức của người có chức vụ, quyền hạn. Trên thực tế hiện nay, tham nhũng trong giai đoạn giao nhiệm vụ đang tồn tại 3 kiểu khá phổ biến:
Kiểu thứ nhất là “lại quả”. Trong xã hội hiện nay, hiện tượng này vẫn
trừ “lệ” đó. Đây là kiểu mà khi tổ chức, cá nhân được nhận nhiệm vụ thì trích lại một khoản tiền nhất định từ kinh phí thực hiện nhiệm vụ cho những người
đã có “ơn” giúp mình. Ở một số chương trình nghiên cứu KH&CN, các chủ nhiệm nhiệm vụ thuộc chương trình nghiên cứu KH&CN đó đều “tự nguyện” nộp phần trăm cho cấp lãnh đạo chương trình. Con số phần trăm này có thể đến một vài đơn vị [73]. Thường thì kinh phí cho mỗi đề tài khoảng vài trăm triệu hay một vài tỷ đồng, một chương trình có khoảng 10-15 đề tài, dự án thì khoản "lại quả" đó khá lớn.
Kiểu thứ hai là “lộc bất tận hưởng”. Ví dụ, trong một bản thuyết minh
đề tài khoa học cơ bản, thuộc loại dự án hỗ trợ hợp tác khoa học với quốc tế, có một khoản kinh phí dành để mời ba cán bộ ở đơn vị quản lý (thuộc thành phần được mời tham gia hội đồng) đi nước ngồi tham quan các phịng thí nghiệm. Khoản tiền khoảng ba trăm triệu, chiếm một phần tư của tổng kinh phí tồn dự án. Số tiền trên sẽ có ích hơn nếu dùng để cử thêm vài ba cán bộ khoa học ra nước ngoài thực tập trong một hai tháng. Nhưng ở đây lại giành cho một số nhà quản lý, không phải đi học hỏi về kỹ năng quản lý mà chỉ để tham quan những trạm thiên văn hiện đại nghiên cứu các thiên hà của vũ trụ [73]. Theo những nhà khoa học có kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án thì, chính nội dung mời cán bộ đi nước ngồi tham quan đó, đơi khi được thành viên hội đồng quan tâm hơn đến dự án, làm tăng khả năng được phê duyệt hơn là một số nội dung khác. Có nghĩa là một nội dung hoạt động nhằm đảm bảo cho dự án đạt kết quả tốt đã được coi là quyền lợi, và thứ “lộc” ấy cũng được sử dụng để cho tặng nhau theo kiểu “cùng hưởng để chia vui”.
Điều đáng lưu ý là, ví dụ nêu trên chắc hẳn khơng phải duy nhất. Vì hiện tượng cán bộ, cơng chức hành chính ở một số cơ quan, đơn vị quản lý hàng năm đi nước ngoài “cưỡi ngựa xem hoa” bằng kinh phí khoa học cấp cho các đơn vị khoa học hiện nay khá phổ biến. Dĩ nhiên, việc tổ chức cho các cán bộ quản lý gián tiếp đi nước ngồi tham quan với những mục đích thiết thực, nâng cao nghiệp vụ, cũng là điều hợp lý, nhưng phải lấy từ nguồn
ngân sách khác. Tiền cho nghiên cứu khoa học phải dành cho những công việc khoa học thực sự, chứ không được phép sử dụng cho những mục đích khác.
Kiểu thứ ba là "cánh hẩu, có đi có lại". Bản chất của kiểu này là một số
thành viên trong các hội đồng có sự thơng đồng với nhau để người này chấm điểm và thông qua nhiệm vụ cho người kia thực hiện, để cuối cùng mọi người đều nhận được những nhiệm vụ mà mình đăng ký. Ví dụ như năm 2006, có 3 hội đồng thực hiện việc tuyển chọn thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực thủy lợi. Tuy nhiên, một số thành viên của hội đồng này như chủ tịch, phó chủ tịch hoặc phản biện của hội đồng này lại là người có hồ sơ đăng ký tuyển chọn ở hội đồng kia và ngược lại. Kết quả cuối cùng là các nhiệm vụ do các thành viên đăng ký đều được tuyển chọn. Không đủ chứng cứ để chứng minh hội đồng đã làm việc không khách quan nhưng nhiều người cho rằng, đã có hiện tượng "dàn xếp để kết quả có đi có lại" [42]. Hiện tượng này khơng hiếm trong giai đoạn hiện nay, khi mà lực lượng chuyên gia trong những ngành, lĩnh vực cụ thể cịn thiếu.
Ngồi mục đích giành các nhiệm vụ KH&CN, kiểu “cánh hẩu, có đi có lại” cũng thường được chủ thể tham nhũng sử dụng để được thơng qua số kinh phí thực hiện nhiệm vụ lớn hơn chi phí thực tế. Biểu hiện cụ thể của hành vi là việc thơng qua kinh phí khơng dựa trên các tiêu chí khoa học đã xác định mà dựa trên mức độ “quan hệ xã hội” tạo ra. Qua nhiều đợt tham gia đăng ký tuyển chọn, một số nhà khoa học nhận thấy “các vị trong hội đồng, những người lãnh đạo thường được nhận những đề tài trọng điểm với kinh phí lớn, trong khi nhiều người khơng chức sắc thì dù có nhiều thành tích nghiên cứu thì chỉ được nhận những đề tài khơng trọng điểm với ít kinh phí” [45].
Có thể nói, những hiện tượng nêu trên đã tạo ra những rào cản tiêu cực trong quá trình tuyển chọn. Ở nhiều tổ chức, nơi mà cán bộ nghiên cứu không tham gia nghiên cứu, có nghĩa là khơng có việc làm và thu nhập giảm sút thì
việc tuyển chọn cịn gay gắt hơn: “Mỗi năm một lần lập thuyết minh xin đề tài
là một lần họp cãi vã, nâng lên đặt xuống, thậm chí cả... khóc nữa vì khơng được đề tài. Một cách êm thấm trong cơ quan là xé nhỏ kinh phí ra, nếu một đề tài thì tiền 2, cịn nếu 2 đề tài thì tiền là 1, thật đơn giản và vui vẻ cả làng” [74]. Hiện nay, nhiều nhà khoa học thường gọi khái quát cách để vượt qua các rào cản đó là “phương pháp tiếp cận đề tài”. Hệ quả của rào cản này là, ngoài việc ngăn cách khả năng tiếp cận cơ hội nghiên cứu của các nhà khoa học còn làm giảm chất lượng nghiên cứu khoa học.