Nhóm hành vi “gian lận”, thường biểu hiện cụ thể:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Trang 53 - 67)

Làm lại đề tài, dự án để nhận kinh phí nhiều lần

Theo thống kê, có khoảng 90% các đề tài, dự án nghiệm thu đạt khá đến xuất sắc, tuy nhiên tỷ lệ được phổ biến, ứng dụng vào thực tế rất thấp, một số là do chủ nhiệm và tổ chức chủ trì khơng phổ biến rộng rãi mà giữ bí mật để khai thác riêng, số cịn lại hầu hết đều bị "xếp vào ngăn kéo tủ". Trong khi hiện nay các nhiệm vụ có nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương quản lý nhưng cơ sở dữ liệu chung và cơ chế cơng khai chưa hồn chỉnh. Đó là cơ hội để nhiều tổ chức, nhà khoa học lợi dụng để làm đi, làm lại nhiều lần cơng trình nghiên cứu của mình đã được nghiệm thu. Có tổ chức, nhà khoa học cứ hàng năm đến đợt tuyển chọn nhiệm vụ lại lấy các đề tài, dự án của mình đã thực hiện và nghiệm thu từ 5-10 năm trước, thay đổi một chút về tên và nội dung nghiên cứu, sau đó đề xuất nhiệm vụ và xin được giao trực tiếp thực hiện. Cũng có khơng ít trường hợp tổ chức, nhà khoa học sử dụng đề tài, dự án của mình để đăng ký thực hiện cùng lúc hoặc lần lượt ở nhiều cấp, nhiều địa phương khác nhau để cùng lúc nhận nhiều lần kinh phí thực hiện. Ví dụ năm 2006, một tiến sỹ của một viện nghiên cứu về cây nông nghiệp đã đăng ký và thực hiện ở cả tỉnh Ninh Bình và Hồ Bình đề tài về nâng cao năng suất cây lúa với các nội dung nghiên cứu tương tự nhau. Lý do được đưa ra là, nếu khơng thực hiện đề tài đó tại địa phương thì người nơng dân địa phương không đủ tin tưởng để tiếp nhận và đưa giống lúa mới vào sản xuất. Các hiện tượng này thường được các nhà quản lý chấp nhận như một tồn tại thực tế chưa có biện pháp khắc phục. Có thể nói, việc thực hiện đề tài mà người khác đã thực hiện rồi tạo nên một sự lãng phí lớn trong nghiên cứu khoa học.

Tách một chuyên đề nghiên cứu thành nhiều chuyên đề nhưng có nội dung trùng lặp hoặc tương tự để nhận nhiều kinh phí hơn

Về nguyên tắc, mỗi chuyên đề là một vấn đề nghiên cứu cụ thể với số lượng kinh phí nhất định tương ứng và được thực hiện khi thuyết minh đề cương được duyệt. Kết quả nghiên cứu của mỗi chuyên đề là cơ sở để xây dựng nên báo cáo tổng kết. Chuyên đề hoàn thành không cần bảo vệ trước Hội đồng mà chỉ cần chủ nhiệm đề tài, dự án nghiệm thu là được quyết toán. Hiện nay, hầu hết các chủ nhiệm đều tham gia thực hiện một hoặc một số chuyên đề của nhiệm vụ. Hình thức là ký hợp đồng, thanh lý hợp đồng và nghiệm thu với thư ký hoặc một thành viên nào đó có tên trong danh sách những người thực hiện nhiệm vụ. Mặc dù được các quy định pháp luật cơng nhận, nhưng thực tế này có tính hai mặt: mặt tích cực là chủ nhiệm nhiệm vụ là những người có kiến thức chun mơn sâu và điều kiện tiếp cận thông tin liên quan về vấn đề cần nghiên cứu, chính vì vậy kết quả chun đề nếu thực hiện nghiêm túc sẽ đóng góp rất nhiều vào kết quả nhiệm vụ; mặt tiêu cực thể hiện ở chỗ việc nghiệm thu mang nặng tính hình thức vì thư ký hay thành viên khác trong nhiệm vụ cũng chỉ mang tính chất giúp việc hoặc tham gia thực hiện, người chịu trách nhiệm chính đối với kết quả nhiệm vụ chính là chủ nhiệm. Nói cách khác, chủ nhiệm đề tài, dự án nghiệm thu sản phẩm của chính mình. Ngồi việc làm giảm tính khách quan, việc nghiệm thu kiểu đó cịn là ngun nhân, điều kiện để một số chủ nhiệm trong quá trình lập thuyết minh đề cương cố tình tách một chuyên đề nghiên cứu thành nhiều chuyên đề nhưng có nội dung trùng lặp hoặc tương tự để nhận nhiều kinh phí hơn. Ví dụ như ở đề tài nghiên cứu về xơ hố cơ ở trẻ em, có nhiều chuyên đề cùng nghiên cứu về yếu tố nguy cơ tạo nên hiện tượng đó ở trẻ em, mặc dù phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng các nội dung trong chuyên đề tương tự nhau. Thậm chí 2 chun đề có tên gọi khác nhau nhưng nội dung bên trong hoàn toàn giống nhau và các chuyên đề đều được nghiệm thu.

Thay đổi, điều chỉnh các nội dung chi, khoản chi và mức chi thực hiện nhiệm vụ

Cơ chế quản lý tài chính hiện nay chia kinh phí thực hiện các đề tài, dự án thành 2 loại, gồm các nội dung chi được giao khoán và các nội dung chi khơng giao khốn. Theo đó, đối với phần được giao khốn, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm hồn tồn có thể sử dụng trong phạm vi số kinh phí đã được phê duyệt. Đối với phần khơng được giao khốn, phải sử dụng theo dự toán với định mức nhà nước quy định. Cả phần giao khốn và phần khơng giao khốn đều phải trình bày trong thuyết minh đề cương để Hội đồng tuyển chọn xem xét thơng qua và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Mục đích của việc này là cân đối phần kinh phí tương ứng với nội dung chun mơn được thực hiện, nói cách khác là đảm bảo về tài chính để nội dung nghiên cứu đạt chất lượng. Về mặt lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế đây lại là nội dung thường được tổ chức chủ trì và chủ nhiệm lợi dụng để tham nhũng thông qua việc thay đổi, điều chỉnh các nội dung chi, khoản chi và mức chi thực hiện nhiệm vụ. Thay đổi, điều chỉnh có thể làm thay đổi tổng mức kinh phí thực hiện hoặc chỉ làm thay đổi các khoản chi nhưng tổng mức kinh phí khơng đổi. Hiện nay, việc xin thay đổi, điều chỉnh được các quy định của pháp luật cho phép. Tuy nhiên, đối với việc xin thay đổi, điều chỉnh làm tăng tổng mức kinh phí thì các cơ quan quản lý có thẩm quyền thường xem xét rất kỹ nên khó có thể tham nhũng. Tiêu cực chỉ nảy sinh đối với trường hợp xin thay đổi, điều chỉnh nhưng khơng làm thay đổi tổng mức kinh phí đã được phê duyệt.

Để thực hiện mục đích tham nhũng thơng qua hành vi này thì chủ nhiệm và tổ chức chủ trì thường viện ra nhiều lý do khác nhau để xin thay đổi, điều chỉnh các nội dung chi, khoản chi và mức chi sau khi đã thực hiện được một phần công việc. Hầu hết các trường hợp này đều được cơ quan quản lý chấp thuận vì: thứ nhất, tổng mức kinh phí khơng thay đổi sẽ khơng ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính năm cũng như tổng dự tốn đã duyệt; thứ hai,

việc xem xét đề xuất khơng có sự tham gia của Hội đồng tư vấn. Mà các cán bộ quản lý không đủ chuyên môn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi kinh phí đối với kết quả nghiên cứu nên thường cho phép thay đổi, điều chỉnh chứ khơng để nhiệm vụ bị đình trệ vì những "lý do khách quan" do chủ nhiệm và tổ chức chủ trì đưa ra; thứ ba, đơi khi sự thay đổi, điều chỉnh này lại mang tới những "lợi ích" nhất định cho nhà quản lý.

Các nội dung chi xin điều chỉnh, thay đổi tập trung ở các phần không được giao khốn và có định mức cụ thể. Chủ yếu là chuyển từ các khoản chi không liên quan đến cá nhân như mua vật tư, hoá chất… sang các khoản chi mà cá nhân được thụ hưởng, hoặc trong cùng khoản chi nhưng chuyển từ việc được thụ hưởng ít sang thụ hưởng nhiều hơn. Ví dụ, trong một đề tài cấp nhà nước (thời gian thực hiện là 2 năm) về nghiên cứu lai tạo giống lúa, có nội dung đi nước ngồi để trao đổi lúa giống và học tập kinh nghiệm. Thuyết minh được duyệt lúc ban đầu có 1 đồn đi Mỹ nhưng khi đề tài thực hiện được 1 năm thì chủ nhiệm và tổ chức chủ trì đã xin điều chỉnh thành 2 đoàn đi 2 nước khác ở khu vực châu Á, thành phần đoàn được mở rộng hơn (có sự tham gia của người làm cơng tác quản lý, không tham gia nghiên cứu). Mặc dù nếu xét về tổng mức chi phí dành cho việc đi nước ngồi khơng đổi nhưng thực tế, vì có nhiều người đi hơn nên phần chi cho cơng tác phí (chi cho cá nhân) sẽ được thanh toán nhiều hơn. Như vậy, hành vi tham nhũng đã được thực hiện dưới "vỏ bọc" hợp pháp.

Các hành vi tham nhũng dạng này khá nguy hiểm vì trực tiếp gây thiệt hại đến tài sản nhà nước và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của các cơng trình nghiên cứu khoa học.

Sử dụng sai mục đích số kinh phí dành cho nghiên cứu

Theo quy định thì việc sử dụng kinh phí dành cho nghiên cứu phải căn cứ vào bản thuyết minh đã được phê duyệt và theo nguyên tắc thu chi của nhà nước. Tuy nhiên, thực tế thì cơ quan quản lý vẫn chấp nhận một số trường

hợp chi không đúng theo đề cương nhưng chứng minh được rằng số kinh phí đã được sử dụng cho quá trình thực hiện với động cơ và mục đích làm kết quả nghiên cứu tốt hơn. Thơng lệ này cũng là cơ sở để một số tổ chức chủ trì và chủ nhiệm lợi dụng nhằm sử dụng sai mục đích khoản kinh phí dành cho nghiên cứu. Thực tế cũng cho thấy, hiện nay các dự án nghiên cứu triển khai phải hoàn trả lại ngân sách nhà nước một tỷ lệ vốn nhất định sau khi hoàn thành, nhưng nhiều dự án khi được tạm ứng kinh phí đã khơng sử dụng tồn bộ số tiền đó mà trích ngay phần tiền tương ứng với số kinh phí phải thu hồi, để dành chờ đến hạn sẽ hồn trả mà khơng đưa vào phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm. Khi đó, nhiều nội dung, chứng từ tài chính, dự trù kinh phí của dự án là "ảo" và kết quả triển khai ứng dụng sẽ bị hạn chế hoặc triệt tiêu. Có những trường hợp dùng kinh phí nghiên cứu gửi ngân hàng lấy lãi, đến hạn thì rút ra và chỉ hoàn lại số tiền gốc đã được tạm ứng. Cá biệt có trường hợp, với lý do để phục vụ triển khai dự án đã sử dụng tiền mua sắm trang thiết bị chi vào nhiều nội dung khác khơng có trong thuyết minh, nhưng thực chất là lợi dụng cơ sở vật chất đó để trục lợi và phục vụ mục đích cá nhân. Ví dụ, trong khn khổ chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005, Hội SHCN Việt Nam và tiến sỹ T đã được tuyển chọn thực hiện 1 dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước với tư cách là tổ chức chủ trì và chủ nhiệm dự án. Ơng B là phó chủ tịch Hội, đại diện tổ chức chủ trì kiêm chức phó chủ nhiệm dự án. Dự án được thực hiện trong 2 năm, kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ là 2 tỷ đồng. Vì đây là dự án có thu hồi nên tổ chức chủ trì và chủ nhiệm dự án có trách nhiệm hồn trả cho Nhà nước 60% giá trị hỗ trợ (tương đương 1.194 triệu đồng) và việc hoàn trả thực hiện trong 2 đợt. Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án, đối với số tiền hơn 1 tỷ đồng mà Nhà nước hỗ trợ để đầu tư trang thiết bị, hồn thiện cơng nghệ thì tổ chức chủ trì và chủ nhiệm chỉ đầu tư thực tế cho thiết bị dây chuyền khoảng 300 triệu đồng. Số tiền còn lại, với lý do để phục vụ triển khai dự án, đã bị

dùng mua xe ôtô Ford laser khoảng 400 triệu đồng để ông B sử dụng cho mục đích cá nhân, thuê trụ sở làm việc cho Hội (nhưng phần lớn diện tích được dùng làm văn phịng cho tổ chức tư nhân khác do ơng B làm giám đốc) trong 18 tháng với giá 1.100 USD/tháng (tổng số khoảng 300 triệu đồng). Các nội dung chi trên hồn tồn khơng có trong bản thuyết minh được phê duyệt. Các khoản chi cho hội thảo, tun truyền, chi phí đi lại trong dự tốn được duyệt là 20 triệu đồng nhưng đã bị chi tới gần 100 triệu đồng. Đến thời hạn phải hoàn thành, dự án đã được đánh giá “Đạt” (mức B) và có khả năng ứng dụng kết quả vào thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên về phần kinh phí phải thu hồi thì dự án mới hồn trả được 300 triệu đồng và quyết toán được 933 triệu đồng. Số tiền cịn lại, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm khơng chịu hồn trả ngân sách nhà nước dù đã quá hạn và được nhắc nhở nhiều lần [42].

Một ví dụ khác cho thấy, việc sử dụng sai mục đích kinh phí dành cho nghiên cứu khá đa dạng, phức tạp và ngày càng tinh vi hơn: có chủ nhiệm một đề tài nghiên cứu về vật lý hạt nhân, với lý do các thí nghiệm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mình nên đã mua bảo hiểm nhân thọ mệnh giá cao cho toàn bộ những năm thực hiện đề tài, lấy hoá đơn mua bảo hiểm làm chứng từ thanh tốn vào phần kinh phí dành cho nghiên cứu. Sau khi đề tài hoàn thành và được nghiệm thu, nhà khoa học đó đã thanh lý hợp đồng bảo hiểm và được thanh toán lại một khoản tiền lớn. Tất nhiên số tiền đó khơng được trả về ngân sách nhà nước mà thuộc về cá nhân nhà khoa học. Trường hợp nêu trên chỉ là cá biệt vì những quy định về chi tiêu tài chính cơng chưa công nhận mục chi này. Tuy nhiên, cơ chế quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính về KH&CN đang được đổi mới theo xu hướng ngày càng thoáng hơn, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho nhà khoa học thì những hiện tượng như vậy có thể trở thành phổ biến.

Như đã nêu ở phần trên, vì kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do ngân sách nhà nước đảm bảo nên việc quản lý và sử dụng đều phải thực hiện theo các quy định về tài chính cơng. Các khoản chi không nằm trong phạm vi được giao khốn khi thanh tốn phải có đầy đủ hố đơn, chứng từ hợp pháp. Trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, tính hợp pháp cần được hiểu theo nghĩa rộng. Nghĩa là các hố đơn, chứng từ đó khơng chỉ có nguồn gốc rõ ràng mà còn phải thể hiện đúng các nội dung và mức chi đã được sử dụng để thực hiện các nội dung của nhiệm vụ KH&CN.

Tuy nhiên, khác với quá trình đầu tư thương mại thường xác định được trước các hạng mục và nội dung chi, quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN với đặc thù của hoạt động nghiên cứu thường nảy sinh những nhu cầu chi khác dự toán. Mặt khác, các cơ quan quản lý, giám sát về tài chính (Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước…) khi kiểm tra hoặc thực hiện việc thanh quyết tốn thường chỉ quan tâm đến tính pháp lý của hóa đơn, chứng từ như: hóa đơn tài chính đó có nguồn gốc hợp pháp khơng? Mã số của hóa đơn có phù hợp sản phẩm, dịch vụ ghi trong hóa đơn khơng? Chứng từ có đủ chữ ký khơng? Chữ ký đó có thật khơng?…

Lợi dụng sơ hở này, nhiều tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đã sử dụng nhiều hóa đơn, chứng từ “thật” nhưng nội dung chi trong đó khơng liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ để thanh tốn vào phần kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học. Nhiều trường hợp đã lấy hóa đơn mua hàng của gia đình ở siêu thị để đưa vào thanh tốn với nội dung mua nguyên vật liệu phục vụ nghiên cứu, hoặc lấy danh sách họp tổ dân phố làm chứng từ thanh toán cho hội thảo khoa học. Cá biệt, cịn có trường hợp sử dụng cả hóa đơn khám chữa bệnh cá nhân để thanh tốn trong phần kinh phí phục vụ nghiên cứu. Tháng 3/2009 Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phát hiện đề tài “Thử nghiệm vaccine cúm gia cầm” mà chủ nhiệm đề tài đã “tập hợp các chứng từ khống, chứng từ khơng có trong nội dung nghiên cứu của đề tài và chứng từ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w