Tham nhũng do ảnh hưởng tiêu cực của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Trang 94 - 101)

công cứng nhắc đối với hoạt động đặc thù như nghiên cứu KH&CN mà tiêu cực nói chung và tham nhũng trong lĩnh vực này nói riêng có cơ hội nảy sinh, tồn tại và phát triển.

3.1.3. Tham nhũng do ảnh hưởng tiêu cực của q trình chuyển đổi cơ chế quản

Cơng cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN được tiến hành từ nhiều năm nay. Cùng với những cải cách mạnh mẽ trong nơng nghiệp, cơng nghiệp thì KH&CN cũng đã có những chính sách mới được hình thành và thực thi theo các triết lý cơ bản: phi hành chính hố hoạt động KH&CN, thương mại hoá kết quả nghiên cứu và phát triển, trả quyền hoạt động KH&CN cho xã hội dân sự… Tất cả đều nhằm mục đích đưa KH&CN gần với kinh tế thị trường, trả lại cho khoa học vai trò hạt nhân, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những giá trị tích cực đối với KH&CN mà q trình này đem lại như: giải phóng các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khỏi những ràng buộc, cấm đoán liên hệ trực tiếp với sản xuất; tạo điều kiện để họ tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và bước đầu hình thành những doanh nghiệp trong các tổ chức nghiên cứu; công khai mua bán các kết quả nghiên cứu và xem đó như một thứ hàng hố trên thị trường; mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội đều có quyền tham gia hoạt động khoa học… thì quá trình chuyển đổi cơ chế cịn có những tác động tiêu cực, đặc biệt là cơ chế quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ và các giá trị chuẩn mực trong khoa học.

Cơ chế quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN mặc dù đã có

một số nhiệm vụ theo dạng "nhà nước và nhân dân cùng làm", hay tổ chức tuyển chọn thực hiện theo dạng "đấu thầu đề tài, dự án"… nhưng cịn có nội dung vẫn mang tính bao cấp, điển hình là việc giao và nhận trực tiếp nhiệm vụ theo dạng "xin - cho" và "cho - xin".

Dạng "xin - cho" là việc các tổ chức, cá nhân trong hoạt động trong lĩnh vực KH&CN đề xuất các nhiệm vụ cụ thể và đề nghị được trực tiếp thực hiện, trên cơ sở đó cơ quan quản lý xem xét phê duyệt. Về vấn đề này, khơng chỉ các nhà khoa học mà chính những nhà quản lý về KH&CN cũng cho rằng: “Nghiên cứu khoa học của nước ta vẫn cịn nặng cơ chế xin cho, khơng theo một quy tắc thống nhất và mạnh ai nấy làm” [71].

Trong cơ chế tập trung bao cấp, dạng này phổ biến hơn nhưng không phức tạp như trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì theo cơ chế cũ, hoạt động nghiên cứu cũng được kế hoạch hố cùng chủ nghĩa bình qn trong lao động, phân phối đã làm giảm đi nhu cầu, động lực để "xin - cho". Còn trong cơ chế quản lý mới, nhiều tổ chức cùng các nhà khoa học phải tự chủ về kinh phí hoạt động nghiên cứu, nên việc thực hiện các đề tài, dự án là điều kiện tồn tại và cơ hội phát triển hoạt động của họ.

Về cơ chế "xin - cho", cũng có quan điểm cho rằng, đây là điều tất yếu trong hoạt động KH&CN ở tất cả các nước, bất cứ nhà khoa học nào muốn nhận tài trợ cho nghiên cứu của mình đều phải làm dự án và trình lên cơ quan có chức năng, vấn đề là "xin" và "cho" thế nào, chứ khơng nên xố bỏ cơ chế này. Theo chúng tôi, quan điểm này hợp lý nếu xét dưới góc độ hình thức. Tuy nhiên, bản chất cơ chế được đề cập đến ở đây tiềm ẩn những yếu tố tiêu cực và chính nghĩa đen của các từ "xin", "cho" đã thể hiện những động cơ, mục đích vụ lợi của các chủ thể tham gia.

Bên cạnh dạng "xin - cho" thì hiện nay cũng đã xuất hiện dạng "cho - xin". Thực chất của việc này là khi ngân sách dành cho KH&CN dồi dào mà khơng có chủ thể đăng ký thực hiện thì các chủ thể trong khối cơ quan quản lý

có nhiệm vụ giải ngân kinh phí nghiên cứu phải đi tìm các tổ chức, cá nhân có chức năng và khả năng nghiên cứu để “mời” làm chủ trì, chủ nhiệm đề tài, dự án với mục đích chính chỉ nhằm giải ngân hết số kinh phí dành cho nghiên cứu. Dạng này ngày càng có xu hướng phổ biến bởi nguồn kinh phí dành cho KH&CN trong những năm gần đây ln tăng lên, đồng thời những nguyên tắc ngầm định như "không dùng hết kinh phí thì sang năm cắt giảm" hoặc "khơng dùng hết kinh phí nghĩa là khơng hồn thành nhiệm vụ"… vốn ảnh hưởng nặng của cơ chế bao cấp cũng thúc đẩy sự hình thành và phát triển các hành vi tiêu cực.

Có thể nói, q trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đã tạo ra trong hoạt động nghiên cứu khoa học mơ hình "cung" của bao cấp nhưng "cầu" của thị trường. Vấn đề đó cũng là nguyên nhân nảy sinh tham nhũng.

Ngoài các dạng “xin - cho” và “cho - xin” nêu trên, cơ chế quản lý còn tồn tại vấn đề chưa xác định được trách nhiệm của các chủ thể tham gia. Biểu hiện là các quy định về “cơ quan quản lý trung gian” và “trách nhiệm hội đồng”.

Theo quy định hiện nay, đối với các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm, các nhiệm vụ cấp nhà nước thì ngồi chủ nhiệm và tổ chức chủ trì (cơng lập) ký hợp đồng thực hiện cịn phải có thêm sự tham gia của cơ quan chủ quản - là cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì. Quy định này phản ánh tư duy cơ chế quản lý cũ với lập luận rằng, phải có cơ quan cấp trên của tổ chức chủ trì cùng chịu trách nhiệm (hiểu theo nghĩa tiêu cực). Nhưng thực tế thì vai trị của cơ quan chủ quản rất mờ nhạt và không hề chịu bất cứ trách nhiệm nào khi tổ chức chủ trì và chủ nhiệm có vi phạm. Bởi vì, chính các tổ chức chủ trì đã là những pháp nhân độc lập tự chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của mình. Các điều khoản trong hợp đồng nghiên cứu khoa học cũng không quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan chủ quản. Ngoài ra, hệ thống tổ chức nghiên cứu hiện nay theo mơ hình nửa hành chính nửa sự nghiệp nên việc xác

định cơ quan chủ quản cũng khó khăn. Ví dụ, Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên (thuộc Đại học Thái Nguyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo) là tổ chức chủ trì đề tài cấp nhà nước do Bộ KH&CN tuyển chọn. Về nguyên tắc thì Đại học Thái Nguyên là cơ quan chủ quản, nhưng thực tế Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham gia trong hợp đồng nghiên cứu với tư cách cơ quan chủ quản (vì Bộ quản lý các trường đại học). Giả sử có tham nhũng xảy ra khi thực hiện nhiệm vụ, thì việc xác định trách nhiệm của cơ quan chủ quản là rất khó khăn. Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm cũng có thể dựa vào lý do đó để biện minh cho các hành vi tiêu cực liên quan đến quá trình chỉ đạo, triển khai và phối hợp thực hiện. Như vậy, sự tham gia của cơ quan chủ quản không đạt được mục đích xác định trách nhiệm liên đới mà nhiều khi lại tạo ra kẽ hở để đùn đẩy trách nhiệm khi có vi phạm.

Trong cơ chế quản lý, vấn đề “trách nhiệm hội đồng” cũng là một nội dung chịu ảnh hưởng của quan điểm “làm chủ tập thể” từ cơ chế tập trung bao cấp. Trong tất cả các khâu quan trọng của quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN, từ xác định nhiệm vụ; tuyển chọn nhiệm vụ; giao trực tiếp nhiệm vụ; đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ… đều do các hội đồng thực hiện. Thực chất, cơ chế hội đồng là phù hợp nhất để phát huy được trí tuệ tập thể và trình độ chun mơn của các nhà khoa học. Hầu hết các quốc gia có nền KH&CN tiên tiến trên thế giới đều thực hiện theo cơ chế này. Tuy nhiên vấn đề khác nhau ở chỗ “trách nhiệm hội đồng”. “Hội đồng” của các quốc gia khác được trao quyền tối cao cùng trách nhiệm đến cùng đối với nhiệm vụ được giao. Các “hội đồng” ở nước ta được thành lập với nhiệm vụ tư vấn về một vấn đề nào đó để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định. Nhưng hầu hết các quyết định của cơ quan có thẩm quyền đều theo ý kiến tư vấn của hội đồng vì bản thân các chủ thể có thẩm quyền khơng đủ kiến thức về lĩnh vực đó. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì hội đồng cũng khơng phải chịu trách nhiệm vì quyền quyết định thuộc về cơ quan có thẩm quyền. Dù muốn quy trách nhiệm

cũng rất khó, vì hội đồng là tập thể, mà tập thể cũng có nghĩa chẳng phải cá nhân nào. Mặt khác, theo quyết định thành lập thì các hội đồng tự giải thể sau khi thực hiện xong nhiệm vụ. Như vậy, dù là gián tiếp nhưng quyền hạn của hội đồng rất lớn và khơng có các hình thức trách nhiệm tương ứng.

Ngoài cơ chế quản lý, các giá trị chuẩn mực trong khoa học cũng chịu một số ảnh hưởng tiêu cực của quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.

Chuẩn

mưc là khái niêm của xã hôi ho c . Đó là tâp hơ p những mong đơị , yêu cầu , quy tắc đối với hành vi của các thành vi ên trong xã

hơi . Ngồi

những ch̉n

mưc chung mang tính toàn xã hôi

, mỗi nhóm xã hôi

có những chuẩn mưc riêng biêt . Trong nghiên cứu khoa học , các chuẩn mực do một nhà xã hội học người Mỹ (Robert K. Merton) đã khái quát hoá từ 1942, đến nay vẫn được công nhận bao gồm: tính cộng đồng , tính phổ biến , tính khơng thiên kiến, tính độc đáo , tính hồi nghi . Người làm khoa hoc có thể lêcc h ch̉n do vơ tình

hoăc cố ý . Có bốn loaị lêcc h chuẩn là : lêcc h chuẩn nhân

thứ c, lêcc h chuẩn kỹ thuật , lêcc h chuẩn xã hội , lêcc h chuẩn

đao đứ c . Tham nhũng trong

việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN chủ yếu xuất phát từ lệch chuẩn xã hội và lệch chuẩn đạo đức dẫn tới lệch chuẩn nhận thức và lệch chuẩn kỹ thuật.

Các hiện tượng lệch chuẩn biểu hiện khá đa dạng. Đầu tiên là sự phân biệt giá trị của cơng trình khoa học theo cấp hành chính và cũng là nguyên nhân của hiện tượng các chủ thể bằng mọi cách để có được đề tài cấp càng cao càng tốt. Một hiện tượng khác có thể dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn là, một số nhà khoa học có học hàm, học vị khơng theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học ở chính đơn vị của mình mà tìm cách đạt được những chức vụ Đảng hoặc chức vụ hành chính, lấy đó làm bước đệm để tiến lên các chức vụ

cao hơn. Nhưng ở vị trí này, nhà khoa học cũng chẳng quan tâm đến cơng tác quản lý mà lại đi tìm kiếm những đề tài “cấp nhà nước”. Dù các vị này viết ra những bản đề cương có chất lượng khơng cao, nhưng vì đây là đề xuất của cơ

quan cấp cao, nên được vị nể và có thể đề cương vẫn được phê duyệt với kinh phí hàng tỉ đồng mỗi năm. Sau đó các vị này đã biến nhân viên ở các cơ quan quản lý hành chính, cơ quan Đảng... thành những “nhà” hoạt động khoa học. Một số đại biểu Quốc hội cũng dành thời gian làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, trong khi nhiều bộ của Chính phủ (cơ quan hành pháp) thay thế họ soạn thảo các dự án luật; một số giảng viên và sinh viên thì được huy động tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, kể cả việc tràn xuống đường phố dẹp ùn tắc xe cộ, thay thế công việc của cảnh sát giao thông. Một bộ phận xã hội bị đảo lộn chức năng và vai trị, trong đó có cả việc đảo lộn chức năng và vai trò của cơ quan khoa học. Hơn nữa, gần đây người ta lại thấy xuất hiện tiêu chuẩn về “nghiên cứu khoa học” trong một văn bản hướng dẫn xem xét nâng ngạch, bậc cho chun viên hành chính, trong đó quy định tiêu chuẩn phải “có một cơng trình nghiên cứu khoa học” [89].

Cho đến nay , ngay cả ở môt

số nước có nền khoa

hoc phát triển trên thế giới , cũng chưa có được một g iải pháp hữu hiệu về kiểm soát xã hội đối với các hành vi lêcc h chuẩn . Những

biên pháp

đươc

áp dun g , ngay ở những nướ c có trùn thớng khoa hoc phát triên̉, cũng chỉ có tác dụng hạn chế trong chừ ng mưc nào đó .

Nhà khoa

hoc có vô tình hoăc

cố ý thưc

hiê

n những hành vi lêcc h chuẩn hay không còn tuỳ

thuôc phần lớn vào văn hoá và đao

đứ c của ho c . Trong cônc g

đồng khoa

hoc ở nước ta , hiên

tươ n

g "lêcc h chuẩn " đã và đang xuất hiện. Một trong những hậu quả nghiêm trọng của các hiện tượng lệch chuẩn là không làm cho tri thức xã hội giàu lên mà trái lại "đạo học" có nguy cơ suy vong [55]. Đó cũng là nguyên nhân, tiền đề nảy sinh các hành vi tham nhũng trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w