gian tới
Đối với tệ nạn tham nhũng nói chung, trong thời gian 5-10 năm tới, khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Dù Đảng và Nhà nước đã, đang và sẽ có những chính sách điều hành đúng đắn nhưng cũng chưa thể bao quát và giám sát được toàn bộ. Hệ thống pháp luật cũng chưa thể đầy đủ, hệ thống thanh tra, kiểm tra giám sát cũng chưa đủ mạnh. Trong điều kiện đó, một số cán bộ, cơng chức - dưới sự tác động mặt tiêu cực của quá trình hội nhập sẽ lợi dụng sơ hở của pháp luật, sự lỏng lẻo trong công tác quản lý để thực hiện các hành vi tham nhũng.
Như vậy, trong 5-7 năm của thập kỷ tới tệ tham nhũng vẫn sẽ tiếp tục phát triển ở mức độ trầm trọng và tinh vi hơn, đặc biệt là trong các nội dung liên quan đến hợp tác với nước ngoài như trong các hợp đồng hợp tác kinh tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ…
Trong 3-5 năm cuối của thập kỷ tới, khi mà tổ chức và cơ chế vận hành của các cơ quan quản lý nhà nước đạt được trình độ tương thích với các nước khác trên thế giới, các chính sách điều hành quản lý nhà nước trong điều kiện
mới phát huy hiệu quả, nhận thức và ý thức đấu tranh với tham nhũng của nhân dân được nâng cao thì tệ nạn này sẽ giảm dần và khơng cịn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Khoảng sau 15 năm nữa, có thể Đảng, Nhà nước và nhân dân sẽ kiểm soát và kiềm chế hiệu quả nạn tham nhũng.
Trong lĩnh vực KH&CN, với sự tác động của việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế thì nhiều nội dung quan trọng như: "Đẩy mạnh tiếp thu thành tựu KH&CN thế giới, đồng thời phát huy năng lực KH&CN nội sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm lực KH&CN của đất nước" và " Tập trung đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động KH&CN" [4] sẽ là những yếu
tố tác động mạnh mẽ cho KH&CN Việt Nam phát triển, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều hiện tượng tiêu cực, trong đó tham nhũng nảy sinh và phát triển với nhiều hình thức mới.
Quá trình tiếp thu thành tựu KH&CN thế giới đòi hỏi chúng ta phải hợp tác toàn diện với các nước, đặc biệt là vấn đề thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Do vậy, bên cạnh những thành quả mà nền KH&CN nước nhà đạt được, chắc chắn sẽ có nhiều hành vi tiêu cực mà các nền khoa học tiên tiến thường coi đó là "hành vi xấu trong khoa học" sẽ được "du nhập" và nảy sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ở Việt Nam. Đồng thời phạm vi, tính chất và mức độ của các hành vi đó sẽ tinh vi, phức tạp hơn.
Tuy nhiên, trong thời gian tới Nhà nước sẽ tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu, ứng dụng và đầu tư phát triển KH&CN. Chính vì vậy, tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ở khu vực công sẽ giảm nhưng sẽ tăng ở khu vực tư. Chủ thể của hành vi sẽ đa dạng hơn và yếu tố "lợi" chủ yếu là tiền, tài sản, phạm vi vi phạm rộng nhưng mức độ thấp vì bị kiểm sốt chặt chẽ bởi nguồn tài chính tư.