nghiên cứu và nhu cầu thực tiễn về nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu KH&CN là nhu cầu, mục đích cơng việc của các nhà khoa học. Nhu cầu đó xuất phát từ chính bản thân các nhà khoa học và gắn với nhu cầu của thực tiễn cuộc sống. Nói một cách khác, những vấn đề của thực tiễn cuộc sống nảy sinh đòi hỏi phải được giải quyết bằng KH&CN, đồng thời cũng là động lực nghiên cứu của các nhà khoa học. Đó cũng là tiền đề, động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Để giải quyết vấn đề đó, Nhà nước thường đầu tư những khoản kinh phí lớn để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, đặc biệt trong các lĩnh vực tư nhân không muốn, không thể đầu tư nhưng cần thiết cho xã hội.
Tham nhũng trong những trường hợp này khơng chỉ gây lãng phí về thời gian, vật chất và cơng sức mà cịn làm mất cơ hội nghiên cứu của các nhà khoa học khác. Nghĩa là, đối với một nhiệm vụ được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, sau khi nghiệm thu, đương nhiên Nhà nước sẽ khơng đầu tư kinh phí để thực hiện đề tài như vậy nữa, nhưng thực chất thì kết quả của đề tài đó khơng ứng dụng hoặc chưa giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra. Vấn đề đó, nhu cầu đó của xã hội vẫn tồn tại nhưng nhà khoa học khác không cịn cơ hội được sử dụng kinh phí nhà nước để nghiên cứu về nó, và nói rộng hơn, điều đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, của nhà khoa học và của sự phát triển xã hội. Đây là một hậu quả của tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Trong khn khổ chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005, Viện công nghệ X và Tiến sỹ Q được giao thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước, đề tài "nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm dây chuyền
sản xuất tấm lợp không sử dụng amiăng". Thời gian thực hiện 24 tháng với kinh phí là 2 tỷ đồng do ngân sách nhà nước cấp. Kết thúc thời hạn nghiên cứu, đề tài được nghiệm thu "Đạt" mức B [42]. Đánh giá về kết quả nghiên cứu của đề tài, hội đồng khoa học đã có một số nhận định:
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài đã sử dụng nhiều phương pháp cơ bản, khoa học, có tính thực tiễn và đáng tin cậy.
Về tính mới của đề tài, đã thể hiện sáng tạo đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Đề tài đã nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành cơng và ứng dụng có kết quả trên quy mơ cơng nghiệp sản phẩm khơng có amiăng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị khoa học xuất sắc trong nước và so sánh được với những kết quả nghiên cứu tương tự trình độ quốc tế.
Về hiệu quả kinh tế, sản phẩm đã đưa vào sản xuất quy mô công nghiệp tại một số tỉnh. Đề tài cũng đã tặng đồng bào nghèo của một tỉnh miền núi phía Bắc 400 sản phẩm. Thực tiễn nghiên cứu của đề tài không những đã đem lại hiệu quả kinh tế mà còn phát triển mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, quá trình triển khai đại trà trong thực tế cho thấy, chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì lại sử dụng vật liệu và công nghệ cũ, sản xuất ra các sản phẩm vẫn có amiăng, chứ khơng sử dụng công nghệ mới để tạo ra sản phẩm như kết quả của dự án đã báo cáo. Qua tìm hiểu, các cơ quan chức năng nhận thấy các nhận xét, đánh giá của hội đồng nghiệm thu tuy không sai nhưng chỉ đúng trên lý thuyết và mẫu xét nghiệm. Tức là về mặt thực tế, kết quả nghiên cứu không được như yêu cầu, chưa thể sản xuất ra các sản phẩm như trong đề tài đã nêu.
Vấn đề đặt ra ở đây là, chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì khơng những tham nhũng về vật chất mà cịn lãng phí về cơ hội nghiên cứu: Kết quả nghiệm thu "Đạt" nghĩa là đương nhiên các nhiệm vụ nghiên cứu theo hướng đó sẽ khơng được triển khai trong khi nhu cầu thực tế của xã hội vẫn cần,
Chính phủ vẫn cần sản phẩm khơng độc hại để đưa vào cuộc sống thay thế sản phẩm kiểu cũ, bảo vệ sức khoẻ cho người dân.