Tham nhũng do chế quản lý và sử dụng kinh phí dành cho nghiên cứu KH&CN chưa phù hợp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Trang 91 - 94)

KH&CN chưa phù hợp

Việc đầu tư cho nghiên cứu KH&CN hiện nay chủ yếu từ ngân sách nhà nước, được kiểm soát, điều chỉnh theo Luật Ngân sách và các quy định về quản lý tài chính cơng. Nghĩa là, việc sử dụng kinh phí thường theo một trình tự cứng nhắc: lập dự toán, phê duyệt, thực hiện và quyết toán. Việc quyết toán căn cứ vào các nội dung dự toán đã phê duyệt, ít quan tâm đến các vấn đề thực tế nảy sinh trong quá trình thực hiện. Nhưng đặc thù của hoạt động nghiên cứu KH&CN là tự do sáng tạo, tiềm ẩn rủi ro, hiệu quả đem lại thường mang tính gián tiếp và có độ "trễ" nhất định. Nói cách khác là, nó có những đặc điểm khơng giống hoạt động hành chính, cũng khơng giống hoạt động sản xuất - kinh doanh. Chẳng hạn, lao động khoa học không thể định mức, cơng việc nghiên cứu ln có rủi ro, những thành tựu mới được áp dụng cũng phải chấp nhận thất bại trên thương trường... Nhưng chính sách tài chính chưa đề cập và điều chỉnh đến những đặc điểm đó, mà vẫn mang tính cứng nhắc như đối với hoạt động hành chính. Chính sách kiểm tốn đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cũng chặt chẽ như đối với bất kỳ hoạt động nào trong cơ quan hành chính mà khơng xét đến các tính chất đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, những rủi ro trong nghiên cứu có thể làm cho các khoản chi tăng lên gấp bội, hoặc làm cho tiến độ giải ngân không diễn ra theo kế hoạch ban đầu; lao động khoa học không thể định mức chặt chẽ như trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, thậm chí định mức về vật tư, tưởng có thể chặt chẽ, nhưng cũng khơng thể chặt chẽ được, bởi vì những rủi ro trong thí nghiệm làm cho tiêu hao vật tư tăng lên, mức chi khơng khớp với dự tốn.

Cơ chế "cứng" dùng để quản lý vấn đề "hoạt" đã nảy sinh nhiều vấn đề bất hợp lý, cả trong quá trình xét duyệt và thực hiện.

Trong quá trình xét duyệt, sự bất hợp lý thể hiện ở chỗ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, có khả năng xác định và phê duyệt về chun mơn nhưng lại khơng có quyền phê duyệt về tài chính. Ngược lại, cơ quan có quyền phê duyệt về tài chính lại khơng hiểu về chun mơn. Điều này có thể tạo ra sự không phù hợp giữa yêu cầu về chun mơn với kinh phí nghiên cứu. Ví dụ, để có một loại thuốc sinh học tiêu diệt côn trùng gây hại lúa, hội đồng khoa học của một tỉnh đã đặt hàng Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng (Viện KH&CN Việt Nam) nghiên cứu và đã nghe chủ nhiệm đề tài trình bày thuyết minh đề cương. Kết luận của hội đồng là nhất trí thực hiện với số kinh phí dự kiến khoảng 410 triệu đồng. Nhưng thực tế, Sở Tài chính chỉ phê duyệt 290 triệu đồng mà khơng có sự giải thích. Cuối cùng, vì sự bức xúc của người dân, chủ nhiệm và tổ chức chủ trì vẫn quyết định cố gắng thực hiện đề tài nhưng có những "điều chỉnh" lại cho phù hợp.

Trong quá trình thực hiện, sự bất hợp lý thể hiện ở chỗ: thứ nhất, nhiệm vụ càng phức tạp, nhiều nội dung chi, lại thường được đánh giá cao; thứ hai, các nội dung chi đã được phê duyệt phải chi đúng như vậy mà khơng tính đến yêu cầu thực tế và hiệu quả kinh tế. Ví dụ, để đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải có thuyết minh đề cương trong đó có dự tốn với các tiêu chí: th khốn chun mơn, chi phí vật tư, nguyên liệu, năng lượng, chi phí khác… theo định mức chung. Sau khi thuyết minh đề cương được duyệt, chủ nhiệm và tổ chức chủ trì phải căn cứ vào đó để thực hiện nhiệm vụ. Như vậy có một nghịch lý là, đối với các nhiệm vụ nói chung và về kỹ thuật, cơng nghệ nói riêng thì chi phí càng nhiều, máy móc càng phức tạp thì càng được đầu tư nhiều kinh phí. Tiêu chí này khơng phản ánh bản chất sáng tạo và giá trị chất xám, đặc biệt là không đánh giá được hiệu quả giải pháp mang lại cho xã hội. Bởi vì máy móc, thiết bị chỉ được coi là lý tưởng khi nó càng đơn giản và

hiệu quả càng cao. Mặt khác, vì nghiên cứu về một vấn đề chưa biết nên cũng khơng thể biết chính xác được phải làm bao nhiêu thí nghiệm, dùng bao nhiêu hố chất, mua bao nhiêu tài liệu tham khảo… Do vậy, các nội dung chi thường sai lệch với các khoản thực chi. Cả trong trường hợp thiếu hoặc thừa kinh phí thì chủ nhiệm và tổ chức chủ trì cũng thường "gian lận" hoặc "giả mạo" để điều chuyển, hợp thức hố số kinh phí chênh lệch, vì khơng ai bỏ tiền túi ra để bù vào phần thiếu hụt và cũng ít người bỏ qua cơ hội rút tiền đơn giản, hợp pháp như vậy. Thậm chí, nếu khơng thể hiện đã sử dụng hết số kinh phí đã được duyệt thì nhiệm vụ đó có thể bị nghi ngờ về chất lượng kết quả thực hiện. Chủ nhiệm, tổ chức chủ trì bị đánh giá thấp về năng lực "giải ngân" và có thể gặp khó khăn khi tham gia tuyển chọn các nhiệm vụ tiếp theo.

Một ví dụ khác về việc mua sắm phục vụ nghiên cứu: theo quy định hiện nay, nếu phần nguyên vật liệu, hóa chất, dụng cụ có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên phải làm các thủ tục đấu thầu rộng rãi. Tuy nhiên, do đặc thù một số nhiệm vụ, đặc biệt là đối với các nhiệm vụ cấp nhà nước thường có số lượng nguyên vật liệu rất lớn và đa dạng, lại nằm rải rác trong các nhánh nghiên cứu của đề tài, với thời gian sử dụng khác nhau trong vòng một năm nên khi thực hiện đấu thầu 1 lần trong 1 năm theo quy định sẽ rất khó khăn, các chủ thể thực hiện nhiệm vụ vẫn phải thực hiện nhưng "hợp thức hoá" những bất hợp lý đó bằng các hố đơn, chứng từ lấy ở những nguồn khác.

Như vậy, cách quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN như hiện nay đã mang tính hình thức, máy móc, dễ tạo ra cơ chế đối phó và khơng đi vào thực chất của hoạt động nghiên cứu khoa học, khơng khuyến khích được các chủ thể thực hiện nhiệm vụ KH&CN mạnh dạn sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm đến cùng. Hệ quả là, việc kiểm soát và quản lý nguồn vốn đầu tư thường có tình trạng "q chặt" hoặc "q lỏng". Hai tình trạng này có thể sẽ dẫn đến chiều hướng hoặc là việc nghiên cứu rất khó thực hiện hoặc là kinh phí bị thất thốt. Thực chất thì dùng tiền ngân sách nhà nước dành cho nghiên

cứu khoa học vừa khó lại vừa dễ. Có người cịn ví nguồn kinh phí ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu KH&CN là "con bò sữa", là "bầu sữa mẹ"…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w