Xây dựng tinh thần làm việc tập thể, gắn kết mối quan hệ làm việc trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mức độ hài lòng của người lao động đối với công việc tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 trung ương (Trang 114 - 117)

2.7.4 .Xây dựng phương trình hồi quy

4.3. Xây dựng tinh thần làm việc tập thể, gắn kết mối quan hệ làm việc trong

liên quan đến công việc, mô tả năng lực và xác định mức độ thành thạo, xác định tiêu chuẩn năng lực cho từng vị trí.

+Để xác định mức thƣởng theo kết quả công việc: thiết lập mục tiêu cá nhân, xác định mức thƣởng kết quả công việc.

* Minh bạch cơ chế lƣơng thƣởng và cơ hội thăng tiến: Ban hành quy chế lƣơng thƣởng, cơ chế thăng tiến trong công ty thành văn bản và phổ biến đến tất cả ngƣời lao động. Quy chế lƣơng thƣởng càng rõ ràng, minh bạch thì tinh thần và động lực của ngƣời lao động càng cao. Mức lƣơng của mỗi ngƣời là bí mật nhƣng cách tính lƣơng phải rõ ràng và dễ hiểu… Mặt khác, cơng ty cần lƣu ý rằng, cơ chế

hoặc chính sách trả lƣơng, cơ hội thăng tiến nên đƣợc xem xét và đánh giá, sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh và những yêu cầu mới.

4.3. Xây dựng tinh thần làm việc tập thể, gắn kết mối quan hệ làm việc trong doanh nghiệp doanh nghiệp

Trong môi trƣờng làm việc tập thể, mỗi cá nhân tin rằng việc duy trì, lập kế hoạch, quyết định và hành động sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi chúng ta cùng ngồi lại và hợp tác cùng nhau. Làm việc theo tinh thần tập thể là một nét đẹp nơi công sở, mang

giá trị gắn kết rất cao đối với mỗi cá nhân trong cơng ty. Khó có thể tìm thấy một mơi trƣờng nào khơng tồn tại sự gắn kết này, bởi lẽ chính sự gắn kết tạo nên sức mạnh đồn kết chung, tăng hiệu quả công việc một cách đáng kể nhất. Trong thời gian qua công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ƣơng chƣa thực hiện tốt vấn đề này. Do đó cơng ty cần bổ sung một số vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới nhƣ:

*/ Hỗ trợ nhân viên xác định vai trị của họ trong cơng ty.

Để mỗi nhân viên cần xác định rõ vai trị và vị trí của họ trong doanh nghiệp và hồn thành thật tốt cơng việc ở vị trí trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình. Thủ trƣởng các đơn vị cần động viên, hỗ trợ các nhân viên ,đào tạo kỹ năng giải quyết những câu hỏi mà các nhân viên cần phải đặt ra khi bắt đầu hịa nhập vào mơi trƣờng làm việc nhóm nhƣ :

+ Những điểm mạnh của nhân viên đó là gì?

+ Nhân viên cần làm gì để kết nối những nhân viên khác bằng điểm mạnh này?

+ Điểm yếu của nhân viên khi kết hợp với công việc tập thể là gì? + Những khó khăn đó cản trở hiệu quả công việc nhƣ thế nào?

*/ Yêu cầu nhân viên đưa ra những mục tiêu cụ thể

Để đạt hiệu quả nhất định trong làm việc tập thể, nhân viên của công ty cần phải đặt ra những mục tiêu cụ thể trong cơng việc nhóm. Biết rõ phận sự, giới hạn về quyền hành và thời gian của mình sẽ giúp bạn theo đuổi đƣợc mục tiêu cũng nhƣ thay đổi nếu có những trục trặc xảy ra sau đó. Sức ép của cơng việc cũng nhƣ những tự ái cá nhân sẽ ít có cơ hội xuất hiện phá hoại tinh thần làm việc tập thể bởi lẽ những mục tiêu cụ thể đƣợc vạch ra rõ ràng đã khơng ngừng làm tăng tính kết nối của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp.

*/ Quán triệt kỹ năng “Lắng nghe và kiên nhẫn”

Đây là hai kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết để dẫn bạn hịa nhập vào mơi trƣờng làm việc nhóm trong doanh nghiệp một cách đạt hiệu quả cao nhất. Lắng nghe là kỹ năng đầu tiên phải đƣợc công ty chú trọng đánh giá khi nhân viên hịa mình làm việc ở mơi trƣờng doanh nghiệp. Rõ ràng là nhân viên của công ty sẽ khơng thể tiếp thu đƣợc kinh nghiệm, tích lũy kiến thức hay kỹ năng nào nếu họ khơng thực sự chú tâm đến việc lắng nghe của mình.Ngồi ra, lắng nghe là một biện

pháp hữu hiệu để họ giải quyết xung đột, mâu thuẫn; bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe nhân viên công ty sẽ khiến đối phƣơng cảm thấy đƣợc tôn trọng và các nhân viên khác cũng sẽ cởi mở với họ hơn rồi sau đó những nút thắt của vấn đề sẽ đƣợc tháo gỡ một cách nhanh chóng. Những nhân viên của cơng ty biết lắng nghe là những ngƣời biết tiếp nhận những thơng tin mới, những ý kiến mới, vì thế họ sẽ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc xung quanh, thành quả mà bạn thu đƣợc sẽ là lòng tin của mọi ngƣời, khả năng nắm đƣợc thông tin, khả năng cập nhật hóa thơng tin và khả năng giải quyết đƣợc vấn đề.

*/ Giảm bớt những quy tắc khơng cần thiết

Có những quy tắc, luật lệ đặt ra khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Những quy tắc luật lệ ban hành chƣa phù hợp, cán bộ quản lý, nhân viên thể đề xuất thay đổi chúng. Công ty hãy giúp nhân viên tháo bỏ những rào cản, nhân viên của cơng ty có thể dễ dàng nhận ra mọi thứ sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Nhân viên trong công ty đừng quá câu nệ những quy tắc không cần thiết, hãy linh hoạt thời gian làm việc, nhân viên công ty sẽ thấy rằng hiệu quả cơng việc nhờ đó mà tăng lên đáng kể.

*/ Đề cao sự hăng hái, nhiệt tình của nhân viên

Sự hăng say, nhiệt tình của nhân viên có thể sẽ là chất xúc tác giúp tăng hiệu quả làm việc của các thành viên khác.Để xây dựng tinh thần làm việc tập thể hiệu quả trƣớc hết, công ty cần quán triệt chỉ đạo mỗi nhân viên cần chủ động xây dựng phƣơng pháp làm việc ngay từ chính họ. Nghĩa là xây dựng tinh thần làm việc từ mỗi nhân viên, phải đánh giá toàn diện các chỉ tiêu: hồn thành tốt cơng việc đƣợc giao, chủ động hòa đồng với tập thể.

*/ Khen thưởng, kỷ luật cơng bằng, minh bạch và xây dựng văn hóa tổ chức

Để xây dựng đƣợc mối quan hệ tốt giữa các nhân viên tại nơi làm việc, ngƣời sử dụng lao động cần phải có chính sách khen thƣởng, kỹ luật rõ ràng, minh bạch, công khai và công bằng giữa các nhân viên với nhau. Tổ chức thực hiện các hoạt động giao lƣu nhằm tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhân viên, giúp họ trở nên thân thiện nhƣ tổ chức du lịch, dã ngoại, văn nghệ… Đồng thời ngƣời sử

dụng lao động cũng nên xây dựng văn hóa tổ chức dựa trên các giá trị sống có ích cho tổ chức, cộng đồng và xã hội vì thơng qua các giá trị này sẽ kết nối mọi ngƣời trong tổ chức lại với nhau. Để nhân viên cảm nhận đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo, trƣớc hết lãnh đạo cần hiểu rõ về nhân viên của mình. Việc tìm hiểu này có thể đƣợc thực hiện vào khoảng thời gian ngoài giờ làm việc hoặc ngay trong lúc làm việc. Lãnh đạo cần quan tâm đến nhân viên, trao đổi thẳng thắng với nhân viên, tìm hiểu sở thích, những điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên trong cơng việc cũng nhƣ trong cuộc sống, vì chỉ khi hiểu rõ về nhân viên của mình thì lãnh đạo mới có thể thể hiện sự quan tâm đối với nhân viên một cách phù hợp. Song song với việc thực hiện sự quan tâm của mình đối với nhân viên, lãnh đạo cũng cần phải ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên, giúp đỡ nhân viên khi cần thiết. Những lời khen thƣởng, động viên sẽ không bao giờ thừa nếu lãnh đạo muốn nhân viên của mình làm việc tốt hơn. Một điều quan trọng nữa là lãnh đạo phải đối xử công bằng với từng nhân viên, không đƣợc thiên vị dù bất cứ lý do gì.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB mức độ hài lòng của người lao động đối với công việc tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 trung ương (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w