Cuốn "Nghiên cứu so sánh vai trò của nguyên thủ quốc gia trong chính thể
cộng hồ đại nghị và cộng hoà tổng thống” (Comparative Study of the Role of the
Head of State in Parliamentary and Presidential Systems of Government) của Mohd. Tahir Nasiri [155] nghiên cứu (i) những vấn đề chung và so sánh giữa hai hình thức chính thể; (ii) nghiên cứu điển hình NTQG ở một số nước theo hai mơ hình như Ấn Độ, Mỹ, Anh...; (iii) từ đó, phân tích, so sánh đánh giá sự khác biệt, tương đồng về vai trị của NTQG giữa hai mơ hình đặt trong mối quan hệ chung với BMNN và với từng thiết chế khác trong BMNN.
Cuốn “Cộng hoà Tổng thống: Lãnh đạo hành pháp và thảo luận dân chủ”
(The presidential republic: executive representation and deliberative democracy)
của Gary L. Gregg [147] lại nghiên cứu lý thuyết chung về nền cộng hịa tổng thống, trong đó tập trung phân tích về vai trị đứng đầu và lãnh đạo hành pháp, cũng như trong việc tăng cường dân chủ của Tổng thống.
Cuốn "Thiết chế Tổng thống Inđônêxia: Thay đổi từ cá nhân đến luật Hiến
pháp” (The Indonesian Presidency: The Shift from Personal Toward Constitutional
Rule) của Angus McIntyre [142] lại nghiên cứu lịch sử lập hiến của nước này, phân tích nguồn gốc tư tưởng lập hiến từ góc độ chính trị, văn hố, xã hội tới việc lựa chọn mơ hình cộng hồ tổng thống (từ Sukarno, Soeharto trong HP năm 1945, 1959 đến B.J.Habibie, Abdurrahman Wahid và Megawati Sukarnoputri từ HP năm 1998); chỉ ra những sự pha trộn, thay đổi trong quy định của các bản HP để hình thành nên một thiết chế Tổng thống độc đáo của quốc gia này. Nghiên cứu tương tự về NTQG
ở một quốc gia cụ thể cịn có: (i) Cuốn “Quyền lực của Tổng thống Pháp ở nền
Cộng hòa thứ năm” (Presidential power in Fifth Republic France) của David S. Bell
[145] nghiên cứu riêng về Tổng thống Pháp trong nền Cộng hoà Pháp đương đại; trong đó có nghiên cứu, phân tích và so sánh với các nền cộng hồ Pháp trước đó. (ii) Cuốn “Tổng thống trong hệ thống chính quyền Ấn Độ” (President in Indian political system) của Rawat [172] lại tập trung nghiên cứu về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng thống Ấn Độ.
Cuốn: "Tổng thống với Thủ tướng Chính phủ: Có nên bầu cử trực tiếp?” (Presidents with Prime Ministers: Do Direct Elections Matter?) của Margit Tavits [153] bàn về cơ chế bầu cử tổng thống trong các chính thể cộng hồ nghị viện, trọng tâm là sự lựa chọn giữa cơ chế nhân dân bầu trực tiếp tổng thống và nghị viện bầu tổng thống; qua các nghiên cứu thực nghiệm từ các hệ thống dân chủ trên toàn thế giới, tác giả đưa ra luận điểm bầu cử trực tiếp tổng thống không mang lại nhiều ưu điểm (cho cả nền chính trị và riêng cá nhân tổng thống), có thể dẫn tới tranh cãi, khơng phân cực giới tinh hoa chính trị hay xã hội, khơng khắc phục sự thờ ơ chính trị mà cịn dẫn tới sự mệt mỏi của cử tri (giảm 7% tỷ lệ cử tri trong cuộc bầu cử nghị viện); trong khi, bầu gián tiếp lại củng cố, gia tăng sức mạnh cho tổng thống nhờ sự đồng thuận, sức mạnh thể chế và thành phần đảng phái của cả quốc hội và chính phủ...
Ngồi ra cịn có một số cơng trình như: Cuốn “Tổng thống, Nghị viện và Hiến
pháp: Thẩm quyền và sự hợp pháp trong đời sống chính trị Mỹ” (The President, Congress, and the Constitution: power and legitimacy in American politics) của
Christopher H. Pyle, Richard M. Pious [144] bàn về mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ với Nghị viện và HP. Cuốn “Tổng thống, nhân dân và đảng phái” (The president, the
public, and the parties) của Đại học California [143] đề cập đến những khía cạnh của
tổng thống đặt trong mối quan hệ với nhân dân và các đảng phái chính trị ở Mỹ. Cuốn
“Quyền phủ quyết của Tổng thống" (The Presidential Veto) của R. J. Spitzer [162] viết
riêng về sự phủ quyết của Tổng thống Mỹ. Cuốn "Quyền lực chiến tranh của Tổng thống” (Presidential War Power) của L. Fisher [151] lại chỉ viết về thẩm quyền liên
quan đến chiến tranh của Tổng thống... Một số bài viết như: “Cơ chế bầu cử Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” của Lưu Đức Quang [90]; “Chế định nguyên thủ quốc gia ở các nhà nước tư sản” của Thái Vĩnh Thắng [114]; "Chế định tổng thống Hoa kỳ: Hiến pháp và thực tiễn” của Thái Vĩnh Thắng [115]...