Đối với pháp luật về Chủ tịch nước trong giai đoạn 1946-

Một phần của tài liệu Luận án TS Đỗ Tiến Dũng (Trang 87 - 88)

VÀ THỰC TRẠNG PHÁPLUẬTVỀCHỦTỊCHNƯỚC

3.1.2.1. Đối với pháp luật về Chủ tịch nước trong giai đoạn 1946-

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước ta đã sớm nhận thức rõ vai trò của pháp luật về Chủ

tịch nước và nhất qn trong lựa chọn mơ hình chính thể. Về nhu cầu Hiến pháp, “Yêu sách của nhân dân An Nam” (1919) đã nêu "Bảy xin Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền". Về hình thức chính thể, “sau khi về nước một thời gian và nhất là sau khi Mặt trận Việt Minh được thành lập (19-5-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh dứt khốt định hướng cho chính thể Nhà nước, dân tộc Việt Nam là thể chế Cộng hòa Dân chủ” [64]. Tiếp đến, tại Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng (từ ngày 13-

15/8/1945) đã đưa ra “10 chính sách của Việt Minh”; trong đó, chính sách đầu tiên là “Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trên nền tảng

hoàn toàn độc lập” [31]. Do vậy, ngay 2 kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Khoá I, tức là

chỉ 1 năm sau khi Nhà nước được tuyên bố thành lập thì HP năm 1946 đã được ban hành, trong đó chứa đựng nhiều QPPL về Chủ tịch nước.

Thứ hai, nội dung pháp luật về Chủ tịch nước trong giai đoạn này (i) đã cho thấy

một mơ hình Chủ tịch nước hết sức sáng tạo, độc đáo, với nhiều giá trị về dân chủ, pháp quyền; (ii) dù hết sức ngắn gọn nhưng đã điều chỉnh khái quát, tập trung những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất về tổ chức, hoạt động của Chủ tịch nước. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá về HP năm 1946 tại phiên họp bế mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khố I, sau khi HP được thơng qua đó là: “Bản Hiến pháp đó chưa hồn tồn

nhưng nó đã làm nên theo một hồn cảnh thực tế” [75, tr.4]. Đáng lưu ý nhất, HP năm

1946 đã cho thấy một mơ hình NTQG hết sức độc đáo, cả về tên gọi là thẩm quyền. Lần đầu tiên chính thức sử dụng tên gọi “Chủ tịch nước”. Về nội dung, quy định về tổ chức BMNN nói chung và về Chủ tịch nước nói riêng theo HP năm 1946 là cách mạng, là dân chủ, tiến bộ hơn so với các tư tưởng trong nước trước đó; so với pháp luật các quốc gia trên thế giới cùng thời kỳ thì cho thấy sự kế thừa, chắt lọc những giá trị tiến bộ, đồng thời chứa đựng những đặc sặc phù hợp với thực trạng điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội Việt Nam lúc đó. Chủ tịch nước vừa mạnh mẽ, thực quyền để gánh vác sứ mệnh của người thủ lĩnh của nhà nước non trẻ như mô hình Cộng hồ Tổng thống (Mỹ); vừa mang tính biểu tượng nhờ “trung lập” chính trị (đối với cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch) để duy trì sự ổn định cần thiết trong thực trạng bất ổn chính trị vốn có ở các nước đa đảng ở mơ hình Cộng hồ đại nghị (Pháp, Đức);

vừa hài hoà, mềm dẻo để khẳng định cơng sức, vị thế của lực lượng giành chính quyền nhưng không “lấn át” quyền lực của nhân dân, của Nghị viện và cũng không quá “khác biệt” với thể chế các nước anh em trong hệ thống các nước XHCN (Liên Xơ) để có thể bị coi là “dân tộc hẹp hịi, chủ nghĩa dân tộc”.

Thứ ba, hình thức pháp luật về Chủ tịch nước trong giai đoạn này còn đơn

giản, hầu hết là quy phạm HP nên có giá trị pháp lý rất cao, được sắp xếp một cách lôgic; cấu trúc điều, khoản đơn giản, ngắn gọn; văn phong súc tích, dễ hiểu.

Thứ tư, mặc dù chưa được công bố và tổ chức thi hành một cách chính thức

nhưng những tư tưởng, giá trị và nội dung pháp luật về Chủ tịch nước đã được tuân thủ trong thực tế.

Một phần của tài liệu Luận án TS Đỗ Tiến Dũng (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w