Đối với pháp luật về Chủ tịch nước trong giai đoạn 1992-

Một phần của tài liệu Luận án TS Đỗ Tiến Dũng (Trang 91 - 92)

VÀ THỰC TRẠNG PHÁPLUẬTVỀCHỦTỊCHNƯỚC

3.1.2.4. Đối với pháp luật về Chủ tịch nước trong giai đoạn 1992-

Thứ nhất, pháp luật về Chủ tịch nước trong giai đoạn này có sự phát triển

vượt bậc trên nhiều tiêu chí hồn thiện về nội dung, hình thức. Về nội dung, nhiều nội dung pháp luật về Chủ tịch nước đã được thể hiện và cụ thể hoá bởi hệ thống các văn bản pháp luật dưới HP như (i) thẩm quyền ký kết, gia nhập điều ước quốc tế; vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang và Chủ tịch Hội đồng QP&AN; thi đua, khen thưởng; hay về chế độ chính sách, bộ máy tham mưu, giúp việc (lần đầu tiên thành lập Văn phịng Chủ tịch nước)… Về hình thức, hệ thống các QPPL về Chủ tịch nước có sự tăng lên rất nhiều về số lượng và chất lượng; dần hình thành hệ thống pháp luật với cấu trúc bảo đảm tính lơgic, chặt chẽ hơn.

Thứ hai, tiếp tục có sự thay đổi cơ bản (lần thứ ba) về mơ hình Chủ tịch nước -

trở lại mơ hình biểu tượng của HP năm 1959 nhưng gắn kết hơn với các thiết chế khác trong BMNN. Việc trở lại và hồn thiện hơn mơ hình Chủ tịch nước là cá nhân trong giai đoạn này đã cơ bản khắc phục được những bất cập của mơ hình “ngun thủ tập thể” - HĐNN đã được quy định trong HP năm 1980; đã kế thừa các giá trị trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước được quy định trong HP năm 1946 và HP năm 1959, là bước tiến quan trọng không chỉ đối với thiết chế NTQG mà

còn đối với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập với quốc tế [12, tr.3]. Với thiết chế Chủ tịch nước là một cá nhân đã góp phần tinh gọn bộ máy nhà nước ở Trung ương; chức năng thay mặt Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại của Chủ tịch nước cũng được thực hiện hiệu quả hơn, linh hoạt hơn trong những nhiệm kỳ vừa qua. Đây là cải cách tất yếu và cần phải có để bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phù hợp với điều kiện của đất nước và xu thế của thời đại [54, tr.20].

Thứ ba, dù có bước phát triển vượt bậc nhưng pháp luật về Chủ tịch nước

vẫn chưa hồn thiện, cịn hạn chế, bất cập. Đánh giá chung, mức độ hoàn thiện của pháp luật về Chủ tịch nước vẫn chưa cao; dù đã dần hình thành hệ thống nhưng lại phân tán và cịn khơng ít nội dung pháp luật, nhất là về thẩm quyền “riêng” của Chủ tịch nước vẫn chưa được cụ thể hoá một cách đầy đủ, chi tiết, khả thi (như về đặc xã, ân giảm án tử hình; về nhân sự ngoại giao, tư pháp; về vai trò Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh…). Trong đó, hạn chế lớn nhất đó là: Mơ hình Chủ tịch nước dù đã khắc phục một số hạn chế, bất cập của mơ hình Chủ tịch tập thể theo HP năm 1980, mang lại tính sáng tạo, chủ động, linh động cho Chủ tịch nước; tuy nhiên, vẫn mang tính biểu tượng nhiều, chưa xác định hợp lý và rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của thiết chế; chưa thật đề cao vai trị kiểm sốt và giữ mối liên hệ cần thiết, thiết thực và bao quát với các thiết chế khác trong BMNN; chưa thật đề cao để làm rõ vị trí, vai trị của Chủ tịch nước ở phạm vi quốc gia với các thiết chế trong hệ thống chính trị và duy trì khối đại đồn kết tồn dân tộc.

Một phần của tài liệu Luận án TS Đỗ Tiến Dũng (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w