2. Pháp luật về nguyên thủ quốc gia ở một số nước trên thế giớ
2.4. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa một nước xã hội chủ nghĩa và là nước láng giềng của Việt Nam Chủ tịch nước là thiết chế nhà nước độc lập,
nước láng giềng của Việt Nam - Chủ tịch nước là thiết chế nhà nước độc lập, đồng thời là người đứng đầu Đảng cầm quyền
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) là một quốc gia lớn trên thế giới. Hiến pháp hiện hành được ban hành năm 1982 (đã được sửa đổi vào các năm 1988, 1993, 1999, 2004 và mới đây nhất là vào Tháng 3/2018) xác định hình thức chính thể XHCN dựa trên nền tảng của chế độ Đại hội đại biểu nhân dân, hiệp thương chính trị và hợp tác đa đảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo [86, tr.335-337].
Về vị trí, vai trị của Chủ tịch nước: Phần thứ 2, Chương 3 Hiến pháp Trung
Quốc năm 1982 quy định về “Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, từ Điều 79 đến Điều 84, không quy định một cách cụ thể về vị trí, vai trị của Chủ tịch nước mà chỉ quy định một số nội dung cụ thể có liên quan gồm: bầu cử, nhiệm kỳ, nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và việc xử lý đối với trường hợp khuyết hai chức danh này. Trong đó, có quy định đáng chú ý nhất là “Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đại diện cho nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa…” (Điều 81).
Cách thành lập Chủ tịch nước: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước do Đại hội
đại biểu nhân dân tồn quốc (tức Quốc hội) bầu ra. Cơng dân đủ 45 tuổi trở lên, có quyền bầu cử và ứng cử giữ chức vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước. Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Quốc hội. Về giới hạn số nhiệm kỳ tối đa (tái cử) thì đã có sự thay đổi, trước lần sửa đổi vào Tháng 3/2018 là liên nhiệm không quá hai nhiệm kỳ nhưng hiện nay đã bỏ quy định này, tức là có thể tái cử nhiều lần (Điều 79). Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Cộng hồ nhân dân Trung Hoa làm nhiệm vụ cho tới khi Đại hội Đại biểu nhân dân tồn quốc khố sau bầu ra Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước khố mới.
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc làm nhiệm vụ giúp việc cho Chủ tịch nước; được Chủ tịch nước uỷ quyền, có thể thực hiện một phần quyền hạn của Chủ tịch
(Điều 82). Khi khuyết chức danh Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước. Nếu khuyết chức danh Phó Chủ tịch nước thì Đại hội Đại biểu nhân dân tồn quốc bầu cử bổ sung. Nếu trường hợp cả Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đều khuyết sẽ do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu bổ sung; trước khi bầu bổ sung sẽ do Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc giữ chức vụ Chủ tịch nước (Điều 83, Điều 84).
Quyền hạn của Chủ tịch nước:
-Trong lĩnh vực đối nội: Chủ tịch nước căn cứ theo quyết định của Quốc hội,
quyết định của UBTVQH (i) công bố pháp luật, (ii) bãi miễn các chức danh thuộc cơ cấu của Quốc vụ Viện (Chính phủ) gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Ủy viên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm các ủy ban, Tổng kiểm toán, Trưởng Ban thư ký, (iii) trao tặng các huân chương và danh hiệu danh dự nhà nước; (iv) công bố lệnh đặc xá, công bố lệnh giới nghiêm, tuyên bố tình trạng chiến tranh, tuyên bố lệnh tổng động viên (Điều 80). Ngoài ra, Chủ tịch nước còn một số quyền khác như: (i) giới thiệu Quốc hội bầu Thủ tướng, các thành viên khác của Uỷ ban quân sự Trung ương (Khoản 4 và Khoản 5 Điều 62); (ii) Trên thực tế, Chủ tịch nước còn đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương (thường được gọi tắt là Quân ủy Nhà nước Trung Quốc) - một thiết chế hiến định quan trọng được lập ra với vai trị lãnh đạo các lực lượng vũ trang tồn quốc (tương tự Hội đồng QP&AN ở Việt Nam). Khoản 6 điều 62 Hiến pháp chỉ quy định: Quốc hội bầu Chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương mà khơng nói rõ tiêu chuẩn của chức vụ này và căn cứ theo giới thiệu của Chủ tịch Uỷ ban quân sự Trung ương quyết định bầu ra các thành viên khác của Uỷ ban quân sự Trung ương [3, tr.153]. Về thực chất, Ủy ban quân sự trung ương theo hiến định với Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc là một; Chủ tịch nước đồng thời là Tổng Bí thư là Chủ tịch của 2 Uỷ ban này.
-Trong lĩnh vực đối ngoại: Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đại
diện cho nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trong các hoạt động đối nội, tiếp nhận Đại sứ nước ngoài; căn cứ vào quyết định của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc phái hoặc triệu hồi đại sứ tại nước ngoài, phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước hoặc hiệp định quan trọng ký với nước ngoài (Điều 81).