Nhìn chung, tương tự tình hình nghiên cứu trong nước, lịch sử nghiên cứu ở nước ngồi cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài Luận án. Mỗi cơng trình khác nhau về thời điểm, cách thức tiếp cận, đối tượng, phạm vi, mức độ và mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể thấy (i) chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập trực tiếp, tập trung đến việc hồn thiện pháp luật về
NTQG nói chung và Chủ tịch nước ta nói riêng; (ii) có nhiều cơng trình nghiên cứu khá đầy đặn về thiết chế và pháp luật về NTQG ở các nước trên thế giới nhưng chủ yếu nghiên cứu quy phạm HP hoặc tiếp cận ở góc độ khái quát gắn với tổ chức QLNN hoặc tổ chức BMNN.
Những cơng trình nghiên cứu về thiết chế ĐĐNN trong các tác phẩm kinh điển về nhà nước, pháp luật hoặc nghiên cứu lý thuyết chung về tổ chức QLNN, hình thức chính thể của các học giả nổi tiếng là cơ sở lý thuyết cũng như thực tiễn
nền tảng cho Luận án. Kết quả nghiên cứu giúp Nghiên cứu sinh nhìn nhận tổng
thể, khái quát nhất về thể chế chính trị, về tổ chức QLNN, về hình thức chính thể và tổ chức BMNN ở phạm vi thế giới, khu vực, theo chính thể hoặc ở từng quốc gia từ góc độ lịch sử, lý luận và thực tiễn. Trong đó, những nghiên cứu về quan điểm, trường phái, mơ hình tổ chức BMNN sẽ giúp Nghiên cứu sinh làm rõ hơn cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước. Nhất là, nghiên cứu về sự ra đời, tồn tại của thiết chế Chủ tịch nước; luận giải lý do lựa chọn, thay đổi mơ hình NTQG và nguyên lý xác định phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước, khi đặt trong mơ hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị nói chung và BMNN nói riêng ở nước ta; nhận diện lý thuyết, giá trị chung của thế giới từ đó đánh giá ưu điểm, nhược điểm để có những kiến giải hồn thiện pháp luật về Chủ tịch nước. Nội dung nghiên cứu mang tính lịch sử, hệ thống, có sự so sánh, đối chiếu pháp luật các nước trên thế giới giúp Nghiên cứu sinh thấy q trình hiện thực hố từ lý thuyết thành nội dung các QPPL của các nước và tổ chức thực hiện chúng trên thực tế; rõ hơn đặc điểm và nội dung pháp luật NTQG của từng mơ hình; ưu điểm, nhược điểm cũng như địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn và sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt của NTQG trong BMNN và với các thiết chế khác trong BMNN. Từ đó, giúp Nghiên cứu sinh có thêm thơng tin thực tiễn để luận giải thêm cho cơ sở lý luận; so sánh, đánh giá thực trạng pháp luật về Chủ tịch nước đặt trong mối quan hệ với pháp luật về tổ chức BMNN ở nước ta.
Đặc biệt, các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về chế định ĐĐNN ở các nước trên thế giới là cơ sở thực tiễn thiết thực, có giá trị tham khảo rất cao cho Luận án. Khơng chỉ giúp Nghiên cứu sinh nhìn nhận tồn diện ở phạm vi thế giới về các mơ hình NTQG tiêu biểu; mà cịn cho thấy rõ hơn đặc điểm, xu thế của từng mơ hình
cũng như sự sáng tạo ở mỗi nước. Từ đó, có thể phát hiện, xác định những vấn đề, giá trị để nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước trong tương lai.