Phân loại mơ hình ngun thủ quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu Luận án TS Đỗ Tiến Dũng (Trang 174 - 177)

1. Các mơ hình ngun thủ quốc gia tiêu biểu trên thế giớ

1.1. Phân loại mơ hình ngun thủ quốc gia trên thế giớ

Có những cách thức khác nhau để phân loại mơ hình NTQG, tuỳ thuộc vào căn cứ, mục đích phân loại khi nghiên cứu. Có thể kể đến như:

* Nếu căn cứ vào cấu trúc tổ chức thiết chế NTQG, có thể chia thành hai

mơ hình cơ bản là mơ hình cá nhân và mơ hình tập thể.

(i) Mơ hình cá nhân là mơ hình mà thiết chế NTQG chỉ do một người đảm

nhiệm. Đây là mơ hình truyền thống và phổ biến trên thế giới hiện nay, ở cả các nước theo hình thức chính thể qn chủ và cộng hồ.

(ii) Mơ hình tập thể là mơ hình mà thiết chế NTQG do hai hay nhiều người

đảm nhiệm. Tuy nhiên, cần lưu ý, dù là tập thể nhưng ở một thời điểm cụ thể, NTQG vẫn là một cá nhân và thường được xác định theo cơ chế luân phiên hoặc là người đại diện. Mơ hình này khơng phổ biến trên thế giới.

Các nước có mơ hình NTQG tập thể và theo cơ chế người đại diện là các nước XHCN, với sự ảnh hưởng của mơ hình Đồn Chủ tịch Xơ Viết tối cao của Liên Xơ trước đây. Ví dụ: Theo Hiến pháp Việt Nam năm 1980 thì HĐNN là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại (Điều 98). Hay Hiến pháp Cu Ba năm 1992 cũng quy định tương tự: HĐNN là đại diện cao nhất cho Nhà nước Cu Ba (Điều 89); Chủ tịch HĐNN đồng thời là người đứng đầu nhà nước và là người đứng đầu chính phủ (Điều 74).

Một số nước cũng theo mơ hình NTQG tập thể nhưng theo cơ chế luân phiên như Bosnia và Herzegovina. Ở đó, Hội đồng Tổng thống là thiết chế đứng đầu nhà nước. Hội đồng này gồm 3 Tổng thống đại diện cho 3 cộng đồng sắc tộc là Crô-a-ti- a, Xéc-bi-a và Hồi giáo; mỗi người sẽ luân phiên nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tổng thống trong tám tháng.

Mơ hình NTQG tập thể cịn có một số biến thể. Ví dụ: Nhà nước Sparta (thời Hy Lạp cổ đại, thế kỉ IX - VI TCN) được điều hành bởi hai vua thuộc về hai dòng họ thế lực nhất là Agides và Eurypontides. Hay ở Việt Nam thời Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nghị)… Thậm chí cơ chế Vua - Thái thượng hồng cùng nhiếp chính thời Trần và Thời Trịnh - Nguyễn giai đoạn Đàng trong - Đàng ngoài (1744- 1777) cũng được xếp vào loại này.

* Nếu căn cứ vào mức độ thẩm quyền của NTQG, có thể chia thành mơ

hình NTQG thực quyền (thẩm quyền rộng), mơ hình NTQG biểu tượng (hình thức hay thẩm quyền hẹp) và mơ hình NTQG hài hồ (thẩm quyền tăng cường)

(i) NTQG thực quyền được trao nhiều quyền trong cả đối nội, đối ngoại.

Thông thường, họ vừa là đại diện quốc gia, vừa là người ĐĐNN, đồng thời đứng đầu nhánh quyền lực hành pháp (Chính Phủ). NTQG có quyền lực nhiều nhất phải kể đến NTQG của các nước theo mơ hình qn chủ chun chế. Ở đó, quyền lực của Vua có thể nói là “khơng bị giới hạn” do nắm giữ bao trọn QLNN. Đại diện phải kể đến là Ả rập xê út, Brunay, Oman, Swaziland. Tiếp đến là NTQG ở một vài nước XHCN như Triều Tiên, Cu Ba, khi NTQG vừa nắm đồng thời cả hành pháp và lập pháp. Kế nữa là NTQG của các nước theo mơ hình cộng hịa tổng tống điển hình, khi đồng thời là người đứng đầu hành pháp như: Mỹ và các nước Nam Mỹ...

(ii)NTQG biểu tượng thì ngược lại, khơng được trao nhiều thẩm quyền về đối

nội, đối ngoại. Thơng thường, họ ở vị trí “đứng ngồi nhà nước”, chủ yếu thực hiện vai trị đại diện cơng cao nhất của quốc gia và ĐĐNN về danh nghĩa nhằm thay mặt nhà nước thực hiện chức năng nghi lễ trong đối nội, đối ngoại. Đại diện mơ hình này là các nước theo chế độ quân chủ lập hiến như Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Na Uy, Thuỵ Điển… Hoặc một số nước theo mơ hình cộng hồ nghị viện như Đức, Ấn Độ, Ý… Lào, Việt Nam, Trung Quốc cũng được xếp vào mơ hình này.

(iii) NTQG hài hồ hay cịn gọi là mơ hình NTQG hỗn hợp hoặc NTQG

thẩm quyền tăng cường là sự hồ trộn giữa 2 mơ hình trên. Mơ hình này xuất hiện trong những nhà nước dân chủ hiện đại ngày nay với mục đích vừa khắc phục những hạn chế, vừa phát huy được ưu điểm của hai mơ hình trên. Ở đó, dựa trên nền tảng là ngun tắc kiểm sốt, đối trọng QLNN, NTQG về cơ bản vẫn dựa trên

mơ hình biểu tượng (để bảo đảm tính ổn định chính trị) nhưng được trao thêm một số thẩm quyền nhất định, đặc biệt là trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp và hành pháp (để bảo đảm vai trị người ĐĐNN và thực hiện kiểm sốt quyền lực). Nga, Pháp, Phần Lan và một số nước Tây Bắc và Trung Phi… là những nước được xếp vào mơ hình này.

* Nếu căn cứ vào cách thức hình thành NTQG hay hình thức chính thể nhà nước, có thể chia thành nhiều mơ hình khác nhau (xem Bản đồ), nhưng cơ bản

nhất gồm: (i) mơ hình NTQG ở các nước cộng hịa và (ii) mơ hình NTQG ở các nước quân chủ. Tuy nhiên, 2 chính thể cơ bản trên lại có những biến thể khác, vì vậy, tương ứng cũng có những mơ hình NTQG khác. Ví dụ: NTQG trong chính thể quân chủ chuyên chế, NTQG trong chính thể quân chủ lập hiến, NTQG trong chính thể cộng hịa tổng thống, NTQG trong chính thể cộng hịa nghị viện, NTQG trong chính thể hỗn hợp … Do đây là cách thức phân loại điển hình và phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới nên Nghiên cứu sinh sử dụng cách thức phân loại này và kế thừa, bổ sung, khái qt hố các mơ hình NTQG trên thế giới.

Bản đồ các hình thức chính thể và sự phân bổ trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận án TS Đỗ Tiến Dũng (Trang 174 - 177)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w